Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nguồn vốn chính sách giúp cựu chiến binh vượt khó, làm giàu

Phương Linh - 00:19, 18/07/2023

Trong chiến tranh, đã có biết bao người xả thân giữa bom đạn khốc liệt để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Kết thúc chiến tranh, nhiều cựu chiến binh (CCB) thân thể đã không còn lành lặn, nhưng với quyết tâm "tàn nhưng không phế", họ đã luôn tích cực tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế. Trong nhiều trường hợp, nhờ có nguồn vốn ưu đãi chính sách mà nhiều gia đình thương bệnh binh đã trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi, tiêu biểu của địa phương.

Hai vợ chồng CCB Nguyễn Công Tợu và bà Nguyễn Thị Quế ở xóm Thạch Sơn, xã Văn Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) đang chăm sóc ao trại của gia đình
Hai vợ chồng CCB Nguyễn Công Tợu và bà Nguyễn Thị Quế ở xóm Thạch Sơn, xã Văn Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) đang chăm sóc ao trại của gia đình

Lần đầu tiên trong đời, CCB Nguyễn Công Tợu ở xóm Thạch Sơn, xã Văn Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) bắt được con cá trê phi nặng 8 kg ngay trong ao cá nhà mình để chuẩn bị đãi khách trưa nay. Ông Tợu phấn khởi nói: Để có được hơn 500 con cá trê phi thả dưới ao rộng 1.200 m2, cùng với hồ sen và vườn cây ăn quả trĩu cành đã cho thu hoạch hôm nay là nhờ vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho gia đình tôi vay vốn từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội (CSXH) để vợ chồng tôi có điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình. Cuộc sống gia đình tôi cũng đã khá hơn trước rất nhiều". 

Năm 1974, CCB Nguyễn Công Tợu nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, tái ngũ, lên đường đi đánh giặc và bị thương ở chiến trường Buôn Mê Thuật. Năm 1976, ông được xuất ngũ trở về địa phương sau khi non sông Việt Nam đã hoàn toàn thống nhất với thương tật trên mình. Bà Nguyễn Thị Quế - một nữ Thanh niên xung phong thủơ xưa làm phục vụ trên các cung đường từ Anh Sơn đến ngã ba Đồng Lộc, đã thương quý ông hết lòng và trở thành người vợ hiền chăm sóc ông từ đó đến nay. Hai “chiến sĩ” trên quê nghèo với túp lều tranh sập sệ lại thêm cảnh đông con nên cái nghèo cứ đeo đẳng năm này qua năm khác.

Thế rồi cơ hội mới đã mở ra cho gia đình ông, sau khi được Tổ Tiết kiệm vay vốn  của Ngân hàng CSXH bình xét cho vợ chồng ông vay 30 triệu đồng để phát triển kinh tế hộ gia đình. Sau khi được vay vốn, hai vợ chồng ông đã bàn nhau phát triển kinh tế theo hướng lấy ngắn nuôi dài. Nghĩ là làm. Ông Tợu đã nhờ cán bộ thú y, nông nghiệp của xã tư vấn cách làm chuồng trại, ao thả cá, hồ trồng sen, vườn cây ăn quả. Thời gian đầu vợ chồng ông tập trung vào chăn nuôi gia súc, gia cầm. Lượng phân thải của lợn, ông bà chuyển xuống ao làm thức ăn nuôi cá; lượng phân của gia cầm ông bà đem ủ để làm phân bón cho cây ăn quả trong vườn. Với cách làm khoa học này, mỗi năm gia đình ông bà Tợu đã có thu nhập 70 - 90 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Hiện, 7 người con của ông bà đều trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định. Trong đó có 3 người con đều đã sắm được xe ô tô tải chở hàng, phục vụ sản xuất. 

 "Nhờ những đồng vốn vay ưu đãi ban đầu của Ngân hàng CSXH đã trở thành bệ đỡ, giúp gia đình tôi từng bước vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Tôi mong rằng, sắp tới Nhà nước sẽ còn tăng mức cho vay đối với các gia đình chính sách như chúng tôi, để chúng tôi tiếp tục được vay vốn, phát triển kinh tế".

Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách nhiều CCB trên địa bàn huyện Yên Thành (Nghệ An) vượt khó, vươn lên làm giàu
Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách nhiều CCB trên địa bàn huyện Yên Thành (Nghệ An) vượt khó, vươn lên làm giàu

Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Yên Thành Phan Hữu Trang cho biết, được sự quan tâm từ lãnh đạo các cấp, dư nợ và chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn huyện không ngừng được nâng lên. Bên cạnh đó Ngân hành CSXH huyện đã tăng cường tuyên truyền các chủ trương chính sách, dịch vụ Mobile Banking; vận động tốt công tác huy động tiết kiệm từ tổ chức, cá nhân và người dân trên địa bàn biết để tham gia vào các chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nông thôn mới trên địa bàn huyện. Ngoài ra, để hỗ trợ các CCB phát triển kinh tế, Ngân hàng CSXH đã phối hợp với Hội CCB huyện Yên Thành, tạo điều kiện thuận lợi cho các hội viên vay vốn, làm tốt công tác nhận ủy thác với ngân hàng. Theo đó, Hội CCB huyện Yên Thành đang quản lý 106 Tổ Tư vấn vay vốn, trong đó có 105 Tổ Tiết kiệm vay vốn xếp loại tốt, 1 Tổ Tiết kiệm Tư vấn xếp loại khá, không có Tổ Tư vấn tiết kiệm trung bình và yếu kém.

Tính đến nay, dư nợ Ngân hàng CSXH toàn huyện đạt trên 861 tỷ đồng; dư nợ ủy thác thông qua Hội CCB đạt 190 tỷ đồng, với 4.000 khách hàng còn dư nợ. Từ nguồn vốn này, nhiều CCB đã vươn lên làm kinh tế giỏi nhờ sử dụng vốn vay đúng mục đích, đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi. Cùng với đó, Hội CCB huyện đã tổ chức cho hội viên tham gia các lớp tập huấn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt, phát triển thêm các mô hình chăn nuôi, trồng rừng, kinh doanh, ông Phan Hữu Trang cho biết thêm.

Chủ tịch Hội CCB huyện Yên Thành Trần Huy Thiều cho biết: Thời gian tới, Hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH triển khai có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương phổ biến kịp thời chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với hội viên nghèo; hướng dẫn và giám sát bình xét công khai các hộ thuộc đối tượng có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn. Tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng thụ hưởng nguồn vốn vay ưu đãi, phát triển chăn nuôi, trồng trọt, làm dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.