Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người Trưởng bản trẻ tâm huyết với công tác xã hội

Minh Thu - 10:41, 29/06/2020

6 năm làm Phó Trưởng bản, rồi được người dân tín nhiệm bầu làm Trưởng bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An), anh Lo Văn Quyền, 30 tuổi, dân tộc Ơ-đu đã có nhiều đóng góp trong các công tác ở địa phương.

Anh Lo Văn Quyền (thứ hai từ trái qua) tại Lễ ra mắt CLB thực hành tiếng Ơ-đu
Anh Lo Văn Quyền (thứ hai từ trái qua) tại Lễ ra mắt CLB thực hành tiếng Ơ-đu

Chiều muộn, một ngày trung tuần tháng 6/2020, chúng tôi có chuyến công tác lên bản Văng Môn. Trưởng bản Lo Văn Quyền đang tất bật chuẩn bị các công tác cho Lễ khai trương Câu lạc bộ (CLB) thực hành tiếng Ơ-đu vào ngày hôm sau tại Nhà Văn hóa bản.

Gạt những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán dưới cái nắng gay gắt của đất Tương Dương, đôi mắt Trưởng bản Lo Văn Quyền ánh lên niềm vui: “Phấn khởi lắm anh ạ! Vì qua công tác tuyên truyền, vận động, thời gian gần đây, đồng bào dân tộc Ơ-đu ở Văng Môn đã quan tâm nhiều hơn đến văn hóa truyền thống, coi trọng việc bảo tồn tiếng nói của mình”.

Việc ra đời CLB thực hành tiếng Ơ-đu xuất phát từ chủ trương của Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An. Nhưng để CLB thành công, không thể không nhắc đến nỗ lực cá nhân của Trưởng bản Lo Văn Quyền. Được giao làm lớp trưởng lớp thực hành tiếng Ơ-đu, trong gần 1 tháng qua, Trưởng bản Lo Văn Quyền đã tích cực vận động 209 người đến tham gia CLB thực hành tiếng Ơ-đu (khai giảng ngày 16/6/2020 tại Nhà văn hóa bản Văng Môn). Hằng ngày, anh kiểm đếm học viên, cùng thầy giáo Khăm Mun và ông Lo Xuân Tình, là người Ơ-đu cao tuổi, chuẩn bị tài liệu phục vụ lớp học. Ngoài ra, Trưởng bản Lo Văn Quyền còn phối hợp với thầy, cô giáo tại điểm trường THCS Văng Môn vận động được 15 học sinh tham gia học tiếng Ơ-đu. 

 Qua 1 tuần triển khai, nhiều học viên tham gia CLB thực hành tiếng Ơ-đu đã phát âm tương đối thành thạo một số tiếng cơ bản, gắn bó với cuộc sống hằng ngày. Trưởng bản Lo Văn Quyền hy vọng, sau 2 tuần thực hành, người dân bản anh sẽ nắm và biết nhiều tiếng của dân tộc mình tưởng như đã thất truyền.

Từ năm 2015 - 2019, là một đảng viên, Phó bản, được sự phân công của Chi bộ, một mình anh Quyền đã giúp được 4 hộ thoát nghèo. Trong đó điển hình là hộ ông Lo Văn Tiến. Từ một hộ nghèo, được sự giúp đỡ của anh Quyền, ông Tiến vươn lên khá giả. Ông Tiến bộc bạch: “Năm 2016, tôi được Nhà nước cấp cho 1 con bò. Vốn là hộ nghèo, không biết cách chăn nuôi, tôi được anh Quyền dạy cách trồng cỏ voi, làm thức ăn cho bò. Anh Quyền còn hướng dẫn tôi cách chăm sóc để bò khỏe mạnh, cách phối giống để bò đẻ ra bê con, cách nuôi lợn đen và tham gia Hợp tác xã Nông nghiệp bản Văng Môn. Nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của anh Quyền, từ một hộ nghèo, hiện tôi đã thoát nghèo và trở nên khá giả”.

Anh Quyền chia sẻ: Ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các chính sách dân tộc, anh Quyền phấn đấu trong năm 2020, sẽ giúp 2 hộ trong bản thoát nghèo. Anh cũng mong muốn được góp phần công sức của mình trong việc bảo tồn, quảng bá văn hóa, khôi phục được tiếng nói dân tộc Ơ-đu. 

Ông Vi Văn Đậu, Bí thư Đảng ủy xã Nga My cho biết: “Là một trong những Trưởng bản trẻ, nhiệt huyết, anh Lo Văn Quyền đã và đang có nhiều đóng góp trong các phong trào ở địa phương, đặc biệt trong việc giúp dân phát triển kinh tế, bảo tồn tiếng nói dân tộc Ơ-đu. Anh Lo Văn Quyền đã thể hiện là một Trưởng bản gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn đi đầu trong mọi công việc, được Nhân dân tín nhiệm, yêu mến”.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.