Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người tiên phong trồng sâm Ngọc Linh ở Đăk Na

Thùy Dung - 10:09, 21/03/2023

“Gương mẫu, tận tụy, năng nổ, gần gũi với bà con và là tấm gương sáng trong việc phát triển kinh tế”, đó là nhận xét của ông Bùi Văn Viên - Chủ tịch UBND xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) dành cho anh A Mảnh, Người có uy tín ở thôn Mô Bành II.

Anh A Mảnh đang vận động người dân thôn Mô Bành II cùng chung tay sửa lại nhà Rông của làng        làng
Anh A Mảnh vận động người dân thôn Mô Bành II cùng chung tay sửa lại nhà Rông của làng

Luôn đi đầu trong các phong trào tại địa phương, anh A Mảnh, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn, Người có uy tín của thôn Mô Bành II, xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) luôn là tấm gương sáng để người dân học tập và noi theo; đặc biệt là trong công tác xây dựng NTM và phát triển kinh tế tại địa phương.

Ở thôn, anh A Mảnh luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà các cấp, chính quyền tin tưởng, giao phó. Anh A Mảnh chia sẻ: Trước đây những năm 2009, 2010 vì trình độ nhận thức của một bộ phận bà con trong thôn làng còn hạn chế, người dân chưa biết áp dụng các biện pháp phòng tránh thai, nên việc các gia đình sinh đông con diễn ra rất phổ biến. Khi ấy, A Mảnh  được phân công phụ trách kế hoạch gia đình. Để làm gương cho bà con, A Mảnh khi chỉ sinh 2 con để nuôi dạy cho tốt. 

“Mình cũng thường xuyên phối hợp với các già làng để tuyên truyền về việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tránh những hệ lụy về lâu dài làm ảnh hưởng đến đời sống và kinh tế gia đình", anh A Mảnh chia sẻ thêm.

Trong cộng đồng làng, bằng uy tín và sự gương mẫu của mình, anh từng bước vận động Nhân dân chung tay xây dựng Nông thôn mới tại địa phương, đóng góp ngày công, xây dựng hàng rào, trồng cây xanh, giữ gìn vệ sinh nơi ở, thay đổi thói quen chăn nuôi gia súc thả rông thành nuôi nhốt trong chuồng trại. Đồng thời, anh cũng tích cực vận động người dân giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Anh A Mảnh đang chăm sóc vườn cao su của gia đình
Nói được, làm được, anh A Mảnh luôn đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình để bà con học làm theo. (Trong ảnh: Vườn cao su của gia đình anh A Mảnh phát triển tốt và đã mang lại thu nhập ổn định)

Nói đi đôi với làm, Trưởng thôn A Mảnh còn được người dân tin tưởng bởi sự mạnh dạn trong làm ăn, phát triển kinh tế tại địa phương. Từng có thời gian giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, nên anh A Mảnh đã tiếp cận được những cái hay, cái mới để áp dụng trong việc phát triển kinh tế gia đình. Đặc biệt là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Gia đình anh đã chuyển đổi 1 ha đất trồng mì sang trồng cao su, song song với đó là nuôi thêm trâu để tận dụng nguồn phân để bón cho cây trồng.

Chia sẻ về việc phát triển kinh tế gia đình, anh A Mảnh cho hay: “Đầu tư đúng mùa, đúng thời điểm, tuân thủ quy trình khoa học - kỹ thuật nên diện tích cao su chuyển đổi của gia đình phát triển rất tốt. Thấy vậy, bà con trong làng cũng tin tưởng học và làm theo. Đến nay, diện tích lúa mì bạc màu của nhiều hộ cũng đã trở thành những vườn cà phê, cao su tươi tốt, nhờ vậy đời sống của bà con cũng ổn định hơn”.

Không chỉ tiên phong trong việc thay đổi nếp nghĩ cách làm, anh A Mảnh còn được biết đến, là một trong những hộ dân tiên phong trồng sâm Ngọc Linh và đã có thu nhập ổn định từ loại cây này. Anh A Mảnh bộc bạch: “Mình bắt đầu trồng từ năm 2017. Bước đầu trồng cũng rất lo, vì trên địa bàn xã Đăk Na rất ít người trồng. Nhưng mình vẫn mạnh dạn mua hơn 400 cây giống về trồng. Đến nay, vườn đã cho thu nhập ổn định.

“Bây giờ mình còn 200 gốc sâm 5 năm tuổi để thu hạt bán giống và nhân rộng diện tích vườn sâm. Vừa qua, mình cũng mới ươm và trồng thêm 200 gốc sâm. Hy vọng thời gian tới, vườn sâm sẽ sinh trưởng tốt, giúp gia đình vươn lên làm giàu”, anh A Mảnh tâm sự.

Thấy anh A Mảnh trồng sâm Ngọc Linh, nhiều người dân trong thôn cũng trồng theo. Đối với những hộ không có vốn, anh A Mảnh đã vận động người dân vay vốn ngân hàng chính sách để đầu tư. Nhờ vậy, toàn thôn Mô Bành II đã có 40/116 hộ gia đình trồng hơn 4.000 gốc sâm Ngọc Linh. Cây sâm Ngọc Linh đang mở ra nhiều triển vọng, giúp người dân trong thôn vươn lên làm giàu.

Nói về anh A Mảnh, ông Bùi Văn Viên - Chủ tịch UBND xã Đăk Na cho biết: Anh A Mảnh là tấm gương sáng trong mọi phong trào tại địa phương, luôn giúp đỡ bà con trong thôn, được nhiều người dân học tập và noi theo. Vừa qua, anh A Mảnh vinh dự khi được Ban Dân tộc tỉnh biểu dương, tôn vinh Người có uy tín có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc năm 2021 - 2022.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.