Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người dân Tùng Ảnh thu nhập cao từ cây nghệ

PV - 10:15, 26/02/2018

Từ nhiều năm nay, trồng nghệ và chế biến tinh bột nghệ đã mở ra một hướng đi mới để phát triển kinh tế cho người dân xã Tùng Ảnh (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh). Người dân nơi đây đang mong muốn, nghề làm nghệ sẽ được đầu tư đúng hướng, trở thành sản phẩm chủ lực của địa phương.

Khi nghề làm bột sắn dây cũng như cây lúa, cây rau màu không có hiệu quả, thì nghề làm nghệ đến với gia đình bà Trương Thị Thảo (thôn Châu Trinh, xã Tùng Ảnh) như một cái duyên.

Nhà bà Thảo có 300m2 đất trồng cây nghệ, mỗi năm thu hoạch được 3 tạ nghệ củ. Vì vườn không đủ rộng để trồng được nhiều, nên cũng như nhiều hộ dân nơi đây, bà phải nhập thêm nghệ tươi từ các địa phương khác, nhiều nhất là từ huyện Nam Đàn (Nghệ An) để về chế biến tinh bột nghệ. Trong năm 2017, bà đã mua về gần 2 tấn, đem lại thu nhập hơn 60 triệu đồng/năm, một nguồn thu lớn đối với những người nông dân khi giá các sản phẩm nông nghiệp như lúa, lợn đang ở mức thấp.

 Gia đình ông Nguyễn Đình Minh có truyền thống trên 10 năm làm nghệ, có thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm. Gia đình ông Nguyễn Đình Minh có truyền thống trên 10 năm làm nghệ, có thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm.

 

Còn gia đình ông Nguyễn Đình Minh có truyền thống trên 10 năm làm nghệ. Mỗi năm gia đình ông chế biến hơn 10 tấn nghệ nguyên liệu, đem lại thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm. Mỗi kg tinh bột nghệ hiện nay có giá 500 ngàn đồng. Theo ông Minh, sở dĩ tinh bột nghệ có giá đắt vì 1 tạ nghệ tươi qua nhiều công đoạn chế biến chỉ thu về được khoảng 5kg. Dù đắt nhưng nhiều thời điểm vẫn làm ra không đủ bán.

Người dân xã Tùng Ảnh làm ra tinh bột nghệ đến đâu đều được tiêu thụ nhanh chóng. Theo ý kiến của rất nhiều hộ làm nghệ trong xã Tùng Ảnh, khi đời sống được nâng cao, vấn đề bảo vệ sức khỏe và làm đẹp từ tự nhiên được nhiều người quan tâm và chú trọng, nên lượng tiêu thụ tinh bột nghệ ngày càng lớn.

Ông Lê Doãn Lợi, Phó Chủ tịch UBND xã Tùng Ảnh cho biết, cả xã hiện nay có hơn 30ha diện tích đất vườn và đất đồi trồng nghệ và tiếp tục tăng lên. Ngoài ra, người dân còn nhập nghệ từ nơi khác về chế biến. Trong thời gian vừa qua, xã Tùng Ảnh đã chọn và đăng ký việc trồng và chế biến nghệ trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của địa phương. Hiện nay, xã xây dựng được hai tổ hợp tác trồng nghệ và tổ hợp tác chế biến nghệ cùng hỗ trợ nhau phát triển.

Tuy nhiên, hiện nay việc sản xuất sản phẩm này chủ yếu do người dân tự trồng, tự tìm mối tiêu thụ. Khi diện tích và sản lượng ngày càng phát triển và mở rộng, người dân Tùng Ảnh mong muốn các cấp chính quyền, cơ quan chuyên ngành liên quan nghiên cứu, quy hoạch để đưa cây nghệ thành cây trồng hàng hóa lớn; đồng thời đăng ký thương hiệu sản phẩm để quản lý đảm bảo chất lượng, tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định và bền vững cho sản phẩm.

Ông Nghiêm Sỹ Đông, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đức Thọ cho biết, hiện huyện đang xây dựng mô hình thử nghiệm việc trồng và chế biến sản phẩm từ nghệ, không chỉ ở Tùng Ảnh mà còn ở nhiều xã khác của huyện. Đồng thời, tích cực tìm kiếm các công ty để liên kết sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ, sau khi đánh giá được hiệu quả kinh tế thực tế thì sẽ dần dần từng bước phát triển sản xuất hàng hóa lớn.

VĂN ĐÔNG - MAI NGUYỄN

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.