Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người dân Lạc Dương tự nguyện hiến đất làm đường

Văn Yên - Lê Thuận - 10:42, 13/05/2022

Để có những con đường khang trang, sạch sẽ, thuận lợi cho giao thông và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, những năm qua, nhiều người dân ở huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) tự nguyện hiến hàng ngàn m2 đất. Đây cũng là điểm sáng trong phong trào hiến đất, làm đường giúp thay đổi diện mạo đường nông thôn.

Người dân huyện Lạc Dương tự nguyện hiến đất để mở đường rộng rãi hơn
Người dân huyện Lạc Dương tự nguyện hiến đất để mở đường rộng rãi hơn

Tự nguyện hiến đất

Về tổ dân phố Đăng Gia Dền B, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng những ngày này, không khó để bắt gặp hình ảnh người dân tự nguyện phá dỡ tường bao, cổng và các công trình trên đất, để nhường diện tích đất cho các dự án triển khai làm đường giao thông, mọi người làm việc khẩn trương, vui vẻ và không nề hà khó khăn.

Chỉ tay về phía công trình cuối cùng vừa tháo dỡ ở phía trước nhà, để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, anh Đào Quang Trinh (48 tuổi); ngụ tổ dân phố Đăng Gia Dền B, chia sẻ, nửa năm về trước, anh cũng như hàng trăm hộ gia đình khu vực này được chính quyền địa phương, và chủ đầu tư về họp dân xin ý kiến việc mở rộng tuyến đường Duy Tân, nối liền trục đường chính của thị trấn vào buôn Bnơ C, bà con nghe mở rộng đường ai nấy cũng phấn khởi và vỗ tay đồng ý.

Anh Đào Quang Trinh vừa hoàn thành việc tháo dỡ các công trình phụ để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư làm đường
Anh Đào Quang Trinh vừa hoàn thành việc tháo dỡ các công trình phụ để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư làm đường

Về phía gia đình anh, ngoài hiến khoảng 120 m2 đất mặt đường, anh còn phá bỏ toàn bộ tường rào và một phần của dãy nhà trọ đang cho thuê (mỗi tháng 4 triệu đồng) để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Tính riêng 120 m2 đất trên, nếu quy đổi ra tiền theo giá trị đất trên thị trường đã có giá trên 1 tỷ đồng. Thế nhưng, vì lợi ích chung và lâu dài, gia đình anh Trinh, cùng bà con nơi đây không ai tính toán chuyện thiệt hơn.

“Lúc đầu vợ tôi không đồng ý, bởi giá trị đất và tài sản quá lớn, nhưng tôi đã thuyết phục được vợ mình đồng lòng hiến đất, khi Nhà nước nâng cấp, mở rộng đường, việc đi lại cũng thuận tiện. Nhiều nơi bà con phải tự bỏ đất, rồi đóng góp tiền của để mở đường mà đi, đằng này có Nhà nước làm cho rồi, tội gì mình không hiến đất để dự án được sớm triển khai”, anh Trinh vui vẻ nói.

Cũng giống như gia đình anh Đào Quang Trinh, hộ ông Kra Jan Ha Pút (51 tuổi), không chỉ tự nguyện tháo dỡ một số công trình phụ, bàn giao 130 m2 đất mặt đường cho chủ đầu tư sớm triển khai dự án, mà ông còn vận động một số gia đình trong anh em, dòng họ, nơi có đường đi qua cùng tham gia hiến đất. Nhờ sự đồng thuận cao của Nhân dân trong việc hiến đất làm đường mà việc nâng cấp đường Duy Tân, thị trấn Lạc Dương đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, mở rộng từ 5,5 m lên 13,5 m.

Nhiều tuyến đường ở thị trấn Lạc Dương trở nên khang trang, đẹp đẽ
Nhiều tuyến đường ở thị trấn Lạc Dương trở nên khang trang, đẹp đẽ

Không đòi hỏi bồi thường

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều năm qua hầu hết các dự án mở đường trên địa bàn huyện Lạc Dương đều không mất tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Ngay cả ở khu vực trung tâm thị trấn Lạc Dương, mỗi mét vuông đất có giá lên tới hàng chục triệu đồng, nhưng khi Nhà nước mở rộng các tuyến đường, người dân cũng đã đồng thuận bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành dự án để phục vụ việc đi của bà con.

Những gia đình hiến đất cho Nhà nước mở đường cũng sẽ được chính quyền địa phương và cơ quan chức năng huyện Lạc Dương tạo mọi điều kiện thuận tiện trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chỉnh lý biến động trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để đảm bảo quyền lợi”.

Ông Nguyễn Xuân QuangGiám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Công trình công cộng huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng

Sự đồng thuận cao, tự nguyện hiến đất, vậy nên không xảy ra cảnh khiếu kiện, khiếu nại kéo dài hoặc cưỡng chế thu hồi đất gây ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án.

Theo ông Nguyễn Xuân Quang, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Công trình công cộng huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), do ngân sách địa phương hạn hẹp nên các dự án hầu như không có kinh phí bồi thường, huyện Lạc Dương đã chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, vận động người dân, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân ủng hộ để mở rộng đường giao thông.

Vì vậy, chỉ tính riêng 9 dự án nâng cấp, mở rộng các tuyến đường từ năm 2020 tới nay, trên địa bàn huyện đã có 752 gia đình và tổ chức, hiến khoảng 85.000 m2 đất. Còn tính trong năm 2021, huyện đã vận động được 626 hộ gia đình, với diện tích đất hiến là 4,9 ha để xây dựng các công trình giao thông nông thôn.

Theo ông Lê Chí Quang Minh, Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, để tạo được sự đồng thuận của bà con trong việc hiến đất mở đường, trước khi triển khai dự án, chủ đầu tư đều phối hợp với chính quyền địa phương gặp gỡ người dân, công khai, minh bạch về dự án, nói rõ dự án không có hạng mục bồi thường khi giải phóng mặt bằng, và thực hiện theo phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm, tức Nhà nước bỏ vốn, bà con bỏ mặt bằng. 

"Khoảng 10 năm nay, toàn bộ các công trình giao thông, kể cả đường giao thông nông thôn và đường đô thị trên địa bàn huyện, đều vận động người dân tự nguyện hiến đất để Nhà nước làm đường. Và những con đường mới này, đang đã giúp cho việc đi lại của người dân được thuận tiện, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương", ông Lê Chí Quang Minh phấn khởi nói.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.