Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người dân huyện Con Cuông (Nghệ An) bán đất rừng trái phép: Vai trò của chính quyền ở đâu?

PV - 13:09, 10/12/2017

Đất rừng là tư liệu sản xuất chính của đồng bào các dân tộc huyện Con Cuông. Nhưng do thiếu hiểu biết, hàng trăm hộ dân đã tự ý bán hoặc chuyển nhượng trái phép hàng nghìn ha đất rừng.

Ồ ạt bán đất rừng

Theo thống kê của UBND huyện Con Cuông, hiện trên địa bàn huyện có 374 hộ đã tự ý bán, chuyển nhượng hơn 3.194ha đất lâm nghiệp trái phép. Đây là diện tích đất rừng sản xuất được giao cho các hộ dân theo Nghị định 163/NĐ-CP, ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

Đôn Phục là một trong những xã có số lượng hộ dân bán đất rừng với diện tích lớn của huyện Con Cuông, với khoảng 41 hộ bán hơn 400ha đất rừng. Trong số 7 bản của xã này thì bản Xiềng là bản mà người dân bán đất rừng nhiều nhất.

 

Một số diện tích đất rừng ở xã Đôn Phục được người dân bán trái phép, chủ rừng mới tự chuyển đổi sang trồng rừng sản xuất. Một số diện tích đất rừng ở xã Đôn Phục được người dân bán trái phép, chủ rừng mới tự chuyển đổi sang trồng rừng sản xuất.

Ông Lô Minh Thiết, Trưởng bản Xiềng cho biết: Bản có mấy chục hộ bán đất rừng. Họ bán từ mấy năm trước, với giá từ 3-4 triệu đồng/ha. Nguyên nhân là do nhận thức còn hạn chế, hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu ăn, cần tiền chi tiêu không có nên phải bán bớt đất; một số bán đất rừng để có tiền làm nhà; một số bán để lấy tiền trả nợ ngân hàng.

Theo Bí thư Đảng uỷ xã Đôn Phục, ông Vi Thanh Hải, tình trạng người dân bán đất rừng diễn ra từ 5 năm trở lại đây, nhất là năm 2014 và 2015. Ông Hải xác nhận: người mua có cả người trong xã và ngoài xã, thậm chí ngoài huyện. Họ chuyển nhượng qua tay nhau, không báo cáo với xã là trái quy định.

Qua tìm hiểu của phóng viên, ngoài xã Đôn Phục thì ở xã Môn Sơn có khoảng 30 hộ bán, chuyển nhượng trái phép gần 70ha đất lâm nghiệp; xã Thạch Ngàn có 71 hộ dân bán, chuyển nhượng trái phép 726ha đất lâm nghiệp.

Nhiều hệ lụy

Một nghịch lý đáng buồn tại nhiều địa phương là dân bản ồ ạt bán đất rừng để rồi khi không có đất, họ đã phải quay lại làm thuê cho chủ mới ngay chính trên mảnh đất mình từng sở hữu. Như gia đình ông Nguyễn Văn Xao và bà Vi Thị Miện, ở bản Xiềng (xã Đôn Phục) có 8 miệng ăn, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nợ nhiều nên đã bán 3,4ha đất rừng cho một người ở huyện Anh Sơn. Sau đó bà bị xã xử phạt hành chính 5 triệu đồng.

chinh Bà Miện đang trình bày việc bán đất rừng của gia đinh

Bà Miện cho biết: “Không khó khăn thì không bán đâu. Giờ bán đất, ít việc làm thì đi làm thuê trồng và chặt keo cho người khác thôi”.

Ông Vi Thanh Hải, Bí thư Đảng uỷ xã Đôn Phục nêu thực tế: Đất được Nhà nước giao 50 năm, họ chỉ thấy cái lợi trước mắt nên đã bán. Vì thế, mới có chuyện một số hộ bán đất rừng xong đã quay lại làm thuê trên đất mình bán cho chủ mới. Người dân chủ yếu sống dựa vào rừng, nay bán đất rừng thì sẽ tiềm ẩn sự bất ổn, đói nghèo.

Ngoài ra, việc người dân tự ý bán đất rừng được giao còn khiến công tác quản lý rừng và bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn. Như chia sẻ của Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông, ông Lô Văn Thao, khi đất bán cho người ngoài địa bàn, chủ sở hữu thay đổi nên khi xảy ra cháy rừng rất khó huy động người dân tham gia chữa cháy.

Trách nhiệm chính quyền ở đâu?

Đánh giá về mức độ sai phạm, Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông Lô Văn Thao cho rằng: Chưa nghiêm trọng vì rừng chưa bị xâm hại. Vì thế, hầu hết các trường hợp tự ý bán đất rừng gần như không bị xử lý. Như tại xã Đôn Phục, từ đầu năm 2017 đến nay mới có 3 trường hợp tại xã bị xử phạt hành chính mỗi hộ 5 triệu đồng vì phát rừng sản xuất trái pháp luật.

Theo ông Lô Văn Thao, Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông, việc người dân tự ý bán đất rừng được giao thì trách nhiệm này trước hết là của các hộ dân rồi chính quyền địa phương, các cơ quan được giao quản lý rừng và đất rừng.

               Minh Thứ - Hải Thanh

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.