Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người dân gửi tiết kiệm dài hạn để hưởng lãi suất cao

PV - 07:56, 17/08/2021

Sự chênh lệch lãi suất đã khiến nhiều người gửi tiền chọn các kỳ trung dài hạn trên 12 tháng.

Tiền gửi tiết kiệm dịch chuyển sang các kỳ hạn dài hơn. Ảnh minh họa - Dân trí.
Tiền gửi tiết kiệm dịch chuyển sang các kỳ hạn dài hơn. Ảnh minh họa - Dân trí.

Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp nhất trong hơn 10 năm, nhiều người dân có xu hướng gửi sang các kỳ hạn dài hơn để được hưởng mức lãi suất cao. Nửa đầu năm, huy động vốn từ dân cư tăng khoảng 3,1%.

Lãi suất tiền gửi từ 1 tháng đến dưới 6 tháng dao động từ 3,1 - 4%/năm. Trong khi gửi 12 tháng trở lên, lãi suất từ 5,5 - 7%/năm. Chính sự chênh lệch lãi suất đã khiến nhiều người gửi tiền chọn các kỳ trung dài hạn trên 12 tháng.

Nhiều ngân hàng cũng chủ động nới rộng khoảng cách chênh lệch để nắn dòng tiền gửi. Đơn cử, lãi suất 12 tháng có thể cao hơn 0,5% so với lãi suất 11 tháng. Nguồn tiền gửi dài hạn, giúp các ngân hàng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu an toàn vốn.

"Điều này sẽ đảm bảo tốt hơn cân đối kỳ hạn về huy động và cho vay, giảm bớt áp lực rủi ro thanh khoản cho ngân hàng thương mại. Về dài hạn giúp các ngân hàng có kết cấu nguồn vốn tốt hơn để có thể chủ động đầu tư, cho vay", ông Phạm Xuân Hòe - nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 1/10, các ngân hàng thương mại sẽ phải giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ mức 40% hiện nay xuống 37% và tiếp tục giảm dần về 30% vào năm 2023.

Vì vậy, nếu muốn cho vay các khoản trung dài hạn, các ngân hàng sẽ phải tìm cách tăng thêm tỷ lệ tiền gửi dài hạn.

Theo số liệu công bố từ Ngân hàng Nhà nước, 4 tháng đầu năm 2021, tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư vào hệ thống ngân hàng đã tăng 2,2%, tương đương 220.270 tỷ đồng, lên trên 10,2 triệu tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong hơn 220.270 tỷ đồng nói trên, tiền gửi dân cư trong 4 tháng đầu năm nay chỉ tăng thêm hơn 120.000 tỷ - tương đương mức tăng 2,34%. Tỷ lệ này thấp hơn đáng kể so với mức tăng 3,37% của 4 tháng đầu năm 2020.

Ngoài ra, lượng tiền gửi của dân cư trong 4 tháng đầu năm 2021 cũng thấp nhất so với cùng kỳ trong 6 năm trở lại đây. Năm 2020, lượng tiền gửi của dân cư trong 4 tháng đầu năm khoảng 162.000 tỷ đồng, năm 2019 khoảng 262.000 tỷ đồng...

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.