Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ngân hàng thương mại cam kết sẽ giảm thêm lãi suất gần 20.500 tỷ đồng

PV - 14:26, 12/08/2021

Hiệp hội Ngân hàng gồm 16 ngân hàng có quy mô lớn nhất đã đồng thuận, nhất trí cam kết giảm tiếp lãi suất cho các đối tượng tùy theo mức khó khăn, với cam kết số lãi suất giảm thêm là 20.500 tỷ đồng.

Từ năm 2020, Ngân hàng Vietcombank đã thực hiện 5 đợt giảm lãi suất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. (Ảnh: TTXVN)
Từ năm 2020, Ngân hàng Vietcombank đã thực hiện 5 đợt giảm lãi suất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. (Ảnh: TTXVN)

Thông tin tại phiên họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức tối 11/8, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết thời gian qua, các ngân hàng thương mại đã có nhiều chính sách giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Đơn cử, trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã hạ lãi suất điều hành và các ngân hàng thương mại đã hạ lãi suất cho vay, mức giảm trung bình khoảng 1,2-1,5% trong năm 2020 so với mức lãi suất trước đó. Riêng bảy tháng vừa qua, lãi suất tiếp tục giảm thêm 0,5%.

“Trước tình hình dịch lan rộng ở các địa phương khiến doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, việc giảm lãi suất là chính sách rất quan trọng và thiết thực với doanh nghiệp lúc này,” ông Tú nhìn nhận.

Cũng theo ông Tú, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại cắt giảm chi phí tối đa và chia sẻ lợi nhuận để tạo điều kiện giảm lãi suất như hiện nay.

Thực hiện chỉ đạo này, Hiệp hội Ngân hàng gồm 16 ngân hàng thương mại có quy mô lớn nhất cũng đã đồng thuận, nhất trí cam kết giảm tiếp lãi suất cho các đối tượng tùy theo mức khó khăn, với cam kết từ nay đến cuối năm sẽ giảm thêm lãi suất gần 20.500 tỷ đồng.

Một số ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước, như Vietcombank, Vietinbank, BiDV, Agribank đã đồng thuận nhất trí mỗi ngân hàng giảm 1.000 tỷ đồng tiền lãi suất cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và một số tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Ngoài ra, các ngân hàng này cũng cam kết giảm 100% các loại phí dịch vụ cho khách hàng tại các tỉnh, thành trên.

Tuy nhiên, để đảm bảo việc giảm lãi suất, giảm phí thực chất, tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp của các doanh nghiệp, ông Tú cũng khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường giám sát các ngân hàng thương mại để từ nay đến cuối năm các cam kết này được thực hiện một cách hiệu quả.

"Hy vọng dịch bệnh sớm kết thúc và việc khôi phục nền kinh tế thông qua việc tăng cường năng lực về nguồn lực cho doanh nghiệp để phục hồi sẽ là vấn đề mà Ngân hàng Nhà nước ưu tiên trong thời gian sắp tới," ông Tú thông tin thêm./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.