Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người có uy tín tỉnh Tuyên Quang: Thể hiện tốt vai trò hạt nhân, nòng cốt trên mọi lĩnh vực

Minh Thu - 17:17, 31/05/2021

Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, những Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang đã và đang là những “cánh tay nối dài” của cấp ủy, chính quyền địa phương đưa các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào.

Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang chia sẻ kinh nghiệm công tác tại Hội nghị biểu dương Người có uy tín và Người DTTS tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang lần thứ Nhất (tháng 4/2021)
Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang chia sẻ kinh nghiệm công tác tại Hội nghị biểu dương Người có uy tín và Người DTTS tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang lần thứ Nhất (tháng 4/2021)

Gần 20 năm qua, với chiếc xe đạp cũ, bà Giàng Thị Chía, dân tộc Mông, Người có uy tín thôn Ngòi Khù, xã Đạo Viện, huyện Yên Sơn đã đi khắp thôn tuyên truyền, vận động. Bà nhớ lại, dạo vận động Nhân dân góp công, góp của làm đường điện lưới quốc gia, nhiều người nói: Bà có tuổi rồi, sao cứ ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng thế. 

"Nhưng xuất phát từ gia đình có truyền thống cách mạng nên dù làm việc không công, tôi cũng vẫn làm. Còn sức lực tôi còn cống hiến, tuyên truyền, vận động Nhân dân. Phải tin tưởng vào Đảng thì mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”, bà Chía bộc bạch.

Bà Chía còn vận động Nhân dân, tham gia đóng góp công sức xây dựng các công trình phúc lợi trên địa bàn; vận động các hộ dân trong thôn ổn định cuộc sống, không di cư tự phát; tham mưu cho chính quyền thôn thành lập Tổ tự quản về an ninh trật tự; tuyên truyền, vận động Nhân dân ký cam kết không vi phạm pháp luật, không sử dụng pháo nổ, vũ khí tự chế. 

Đồng thời, bà cũng tuyên truyền đến đồng bào có đạo trong thôn Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo; vận động các chức sắc, chức việc, tín đồ theo tôn giáo chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nhờ đó, 80 tín đồ theo đạo trên địa bàn chấp hành tốt pháp luật, tổ chức sinh hoạt theo điểm nhóm, đúng quy định…

Ở thôn Đồng Cọ, xã Nhân Lý, huyện Chiêm Hóa, với vai trò là Người có uy tín, ông Hà Hồng Trường, dân tộc Tày không chỉ tuyên truyền, vận động người dân vươn lên phát triển kinh tế với các mô hình cây, con phù hợp, mà còn tạo điều kiện  hỗ trợ, giúp đỡ Nhân dân. Từ năm 2016 - 2021, ông Trường đã hỗ trợ vật chất, động viên về tinh thần giúp 8 hộ dân trong thôn thoát nghèo; tham gia hòa giải thành 7 vụ tranh chấp đất vườn đồi; vận động Nhân dân góp công, góp của xây dựng 3 công trình Nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn, xóa 3 nhà tạm, sửa chữa, nâng cấp 5 nhà cho người dân trong thôn..

Hay như ông Triệu Văn Tá, thôn Pắc Khoang, xã Hồng Thái, huyện Na Hang vận động Nhân dân hiến 4,1ha đất, đóng góp 120 triệu đồng để làm đường giao thông nông thôn (riêng gia đình ông hiến 1,2ha đất). Ông Hà Văn Thuấn, thôn Tân Hợp, xã Tân An, huyện Chiêm Hóa đã sưu tầm, phổ nhạc và sáng tác trên 60 bài hát Then cổ, mở lớp dạy hát Then cho hằng trăm thanh thiếu nhi trong vùng…

Các cá nhân xuất sắc tại Hội nghị biểu dương Người có uy tín và Người DTTS tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang lần thứ Nhất (tháng 4/2021) nhận khen của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang
Các cá nhân xuất sắc tại Hội nghị biểu dương Người có uy tín và Người DTTS tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang lần thứ Nhất (tháng 4/2021) nhận khen của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang

 Tuyên Quang hiện có 1.116 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người uy tín đã và đang nỗ lực, tận tâm, trách nhiệm, phát huy vai trò trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Từ công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tham gia phòng chống dịch Covid - 19, đến việc tham gia các phong trào thi đua phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; đảm bảo an ninh trật tự…

Ông Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang khẳng định:  Những kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang đạt được trong thời gian qua, có sự đóng góp quan trọng của Người có uy tín và người DTTS với vai trò hạt nhân, nòng cốt trên mọi lĩnh vực.

Để tiếp tục phát huy tốt hơn nữa vai trò của Người có uy tín, theo ông Chẩu Văn Lâm, cấp ủy, chính quyền cơ sở cần tiếp tục quan tâm, chăm lo, khen thưởng, động viên kịp thời Người có uy tín. Cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng vận động quần chúng, tạo điều kiện cho Người có uy tín, người DTTS tiêu biểu được tham gia phản biện, góp ý xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH. Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; phấn đấu đến năm 2030, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 10%.

Từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách dân tộc, sự chung tay của Người có uy tín và đồng bào các DTTS, từ năm 2011 đến năm 2015, toàn tỉnh Tuyên Quang đã bê tông hóa trên 2.700km đường giao thông nông thôn; giai đoạn 2016-2020 đã kiên cố hóa 1.004km kênh mương, bê tông hóa 633 km đường nội đồng; 99,76% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm; 1.721/1.733 thôn có điện lưới quốc gia. Tỉ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm trên 5%/năm; tỉ lệ hộ nghèo DTTS giảm từ 43,45% (năm 2016) xuống còn 15,03% (năm 2020).


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.