Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ngói âm dương Cao Bằng

PV - 13:43, 16/03/2018

Nghề làm ngói máng (ngói âm dương) ở xã Tự Do, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng đã có từ hàng trăm năm nay và trải qua biết bao thăng trầm.

Dọc hai bên đường ở xã Tự Do là những lán trại được dựng lên để làm ngói bên cạnh những lò nung ngói được xây bằng đá. Ông Hoàng Văn Cầu, ở xóm Lũng Rì, người có kinh nghiệm gần 50 năm làm ngói tự hào kể: Nghề làm ngói máng có từ hơn 200 năm trước ở xóm Lũng Rì và Lũng Các, sau đó lan xuống xóm Kéo Rỏn.

Khâu làm đất rất vất vả để cho ra lò những viên ngói tốt. Khâu làm đất rất vất vả để cho ra lò những viên ngói tốt.

 

“Gia đình tôi trải qua 5 đời làm ngói máng. Thời kỳ hưng thịnh nhất là từ năm 1979-2000. Thời điểm đó, cả xã có khoảng 150 hộ làm ngói, tập trung ở 3 xóm: Kéo Rỏn, Lũng Rì, Lũng Các. Mỗi hộ làm từ 2-4 vạn viên ngói/năm. Sản phẩm làm ra không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng”, ông Cầu kể.

Theo ông Cầu, để làm ra sản phẩm ngói máng đạt chất lượng tốt phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp mất cả tháng trời. Khuôn làm ngói máng có hình tròn, đường kính khoảng 25cm. Sau khi cho đất vào khuôn, người thợ dùng một dụng cụ bằng gỗ có bề mặt phẳng rồi khéo léo miết quanh thành khuôn cho đều đặn rồi mang khuôn ngói ra sân phơi khô, sau đó đem xếp ngói vào lò nung. Mỗi lò sẽ cho ra khoảng 15.000-18.000 viên ngói. Ngói máng sản xuất ở xã Tự Do có chất lượng tốt, khi lợp mái nhà nếu không bị gió lốc làm vỡ hay bị lá cây rơi xuống làm ẩm ướt nhiều thì độ bền có thể lên đến vài chục năm.

Baodantoc_ngoi_ad Người dân xóm Lũng Rì, xã Tự Do (Quảng Uyên) làm ngói máng.

 

Ông Lương Văn Câu, Phó Chủ tịch HĐND xã Tự Do cho biết: Vài năm trở lại đây, các sản phẩm gạch ngói cùng loại tiện dụng, giá thành lại rẻ cùng với các loại tôn đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường khiến cho các sản phẩm ngói làm bằng thủ công của người dân nơi đây bị mất dần vị trí. Cả xã chỉ còn khoảng 20 hộ làm ngói ở xóm Lũng Rì và Lũng Các, nhưng các hộ cũng sản xuất ít, mỗi năm khoảng 1 lò.

Mong mỏi của bà con nơi đây là nghề làm ngói được các cơ quan, ban, ngành chức năng quan tâm, hỗ trợ để vực dậy, tìm đầu ra cho sản phẩm ngói máng, như vậy làng nghề làm ngói máng truyền thống mới tồn tại và phát triển bền vững.

MINH PHÚC

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.