Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Nghĩa cử trong cuộc chiến với Covid-19

Tuyết Mai - Thiên Đức - 10:17, 19/04/2020

Thời gian qua, cùng với Nhà nước, lực lượng chức năng, mọi tầng lớp Nhân dân đều đoàn kết chung sức, chung lòng đẩy lùi dịch Covid - 19. Đặc biệt, trong xã hội đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình là những cụ già, người DTTS sẵn sàng chung tay chống dịch.

Cụ Nguyễn Thị Nhuận đến trụ sở MTTQ xã Xuân Phú trao tiền ủng hộ
Cụ Nguyễn Thị Nhuận đến trụ sở MTTQ xã Xuân Phú trao tiền ủng hộ

Tấm lòng thơm thảo của cụ bà 80 tuổi

Theo thông tin từ Ủy ban MTTQ xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng (Bắc Giang), ngày 28/3 vừa qua, đơn vị đã tiếp nhận 1 triệu đồng tiền ủng hộ từ cụ bà Nguyễn Thị Nhuận, năm nay đã 80 tuổi. Số tiền tuy không nhiều nhưng đó là tấm lòng thơm thảo từ người cao tuổi. 

Cụ Nhuận cho biết, hiện nay cụ đang ở cùng người con trai út nhưng thấy sức lực còn nên vẫn tiếp tục lao động. Hằng ngày ở nhà, cụ phụ giúp con cháu nấu cơm, chăm đàn gà, vạt rau trong vườn. 

Chia sẻ với chúng tôi về việc làm ý nghĩa, cụ Nhuận vui vẻ nói: “Tiền bán mớ rau hay con cái cho ăn quà, tôi để dành thành một khoản. Con cái cũng có công ăn việc làm ổn định. Thấy tình hình dịch bệnh phức tạp mà Đảng, Nhà nước lại đang cần nên tôi mang tiền ủng hộ cùng chung tay phòng, chống dịch. Xã hội, cộng đồng cần thì mình cũng góp sức”. 

 Không chỉ làm gương cho con cháu trong mùa dịch, cụ Nhuận còn dặn dò con cháu cùng làm việc thiện. Hơn 20 năm nay, gia đình cụ Nhuận không đốt vàng mã, không mê tín dị đoan. Cụ còn bày tỏ mong muốn sẽ được hỏa thiêu sau khi qua đời để góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế hủ tục rườm rà. Các con các cháu cụ vì thế mà học hỏi, noi gương, ai nấy đều làm những việc giúp ích cho xã hội. 

Những suất cơm từ thiện

Trong những ngày cả nước thực hiện giãn cách xã hội, bệnh nhân và người nhà tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Lai Châu ấm lòng hơn khi nhận được sự hỗ trợ suất cơm miễn phí của hai vợ chồng người Mông Cứ A Súa và Phàng Thị Mai, ở bản Cư Nhà La, xã Sùng Phài, TP. Lai Châu (Lai Châu). 

Anh Cứ A Súa tâm sự, ngày 1/4, anh vào chăm người nhà đang điều trị tại BVĐK tỉnh Lai Châu. Đây là thời gian giãn cách xã hội nên các hàng quán phải đóng cửa, do vậy bệnh nhân và người nhà gặp phải vô vàn khó khăn trong việc ăn uống. Anh Súa đã về tâm sự với vợ rồi cùng nhau lên mạng xã hội vận động mọi người tham gia giúp đỡ. Bản thân vợ chồng anh chị đứng ra nấu cơm từ thiện trao đến tay các bệnh nhân nghèo. 

 Kể từ ngày 2/4 đến nay, đều đặn mỗi ngày 2 buổi trưa và tối, vợ chồng anh cùng với một số tình nguyện viên của Thành đoàn Lai Châu cùng tổ chức nấu, đóng hộp cơm và mang vào bệnh viện trao cho các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Trung bình mỗi ngày, nhóm của vợ chồng anh Cứ A Súa hỗ trợ 170 - 200 suất cơm miễn phí cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nghèo, mỗi suất cơm trị giá 25.000 đồng.

Biết được việc làm đầy nhân văn của vợ chồng anh Cứ A Súa, BVĐK tỉnh Lai Châu đã cử cán bộ tới cùng làm và giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm. Ông Trần Văn Huynh, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Tổ trưởng Tổ công tác xã hội BVĐK tỉnh Lai Châu đánh giá, việc hỗ trợ suất ăn miễn phí cho người nhà các bệnh nhân nghèo, cận nghèo và một số bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện là nghĩa cử cao đẹp, rất đáng trân trọng. Việc làm của vợ chồng anh Cứ A Súa rất kịp thời, góp phần chia sẻ bớt khó khăn cho người bệnh và người nhà bệnh nhân trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.