Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Nghe từ lòng dân”

PV - 08:02, 13/10/2018

Những câu chuyện thực, những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo tại cơ sở vùng đồng bào DTTS đã được trình bày tại Hội thảo chia sẻ kết quả đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, do Mạng lưới Tiên phong vì tiếng nói người DTTS tổ chức ngày 12/10, tại Hà Nội.

Những câu chuyện thực về những bất cập trong quá trình triển khai một số dự án giảm nghèo tại cơ sở được người dân chia sẻ thẳng thắn. Những câu chuyện thực về những bất cập trong quá trình triển khai một số dự án giảm nghèo tại cơ sở được người dân chia sẻ thẳng thắn.

Chị Trần Thị Hạnh thuộc diện hộ nghèo tại xóm Đồng Xiền, xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên bộc bạch: “Theo Chương trình 135, mỗi hộ nghèo và cận nghèo được lựa chọn nhận hỗ trợ cây giống, phân bón và máy cắt cỏ, với tổng trị giá không quá 3 triệu đồng. Cây giống thì không có đất để trồng, nếu lấy phân thì tôi muốn lấy phân ba màu nhưng chỉ có phân đạm nên tôi không lấy. Tôi lấy máy cắt cỏ nhưng cũng không dùng, nếu như không bán thì chỉ để đấy như cục sắt. Cái gia đình tôi cần là chiếc máy bơm”.

Với công trình đường liên thôn Giầu Cả-Cốc Cáo tại xã Lương Ngoại, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa có tổng chiều dài theo thiết kế là 7km, rộng 3m, độ dày bê tông 25cm. Công trình bắt đầu thi công vào khoảng tháng 10/2016, đến tháng 10/2018 mới hoàn thành được 2km. Những người dân được hỏi thì, không ai biết con đường làm hết bao nhiêu tiền, từ nguồn vốn nào. Trong khi đó, một số cống đặt không phù hợp với địa hình đang gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, hoa màu của nhiều hộ phía dưới con đường.

Gia đình bà Trương Thị Nga bị ảnh hưởng trực tiếp từ công trình phàn nàn: “Tôi không biết công trình của Chương trình nào, bao nhiêu tiền, nó cũng có lợi cho người dân đi lại thuận tiện, nhưng họ đặt cống chảy thẳng vào nhà tôi. Tôi có ý kiến với thôn, ông Bí thư Chi bộ thôn trả lời “thiết kế từ trên đưa xuống thì phải chịu, không biết ý kiến với ai”.

Và còn rất nhiều những câu chuyện khác nữa… cho thấy những bất cập trong thực tế cần phải điều chỉnh để các dự án, chính sách đi vào thực tiễn.

“Nghe từ lòng dân” là một sáng kiến của Mạng lưới Tiên phong vì tiếng nói người DTTS thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Tôi tin Tôi có thể”. Sáng kiến nhận được sự tài trợ của Irish Aid và tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam. Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) và Trung tâm Nâng cao năng lực cộng đồng (CECEM) là hai tổ chức đồng hành trong suốt quá trình.

Hoạt động “Nghe từ lòng dân” đã tìm hiểu các câu chuyện thực tế về hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 tại 10 tỉnh, gặp gỡ trực tiếp hơn 100 hộ dân; sử dụng phương pháp nghiên cứu điển hình và ghi, chụp hình ảnh bằng các phương tiện sẵn có như điện thoại, máy ảnh cầm tay.

Kết quả đánh giá thể hiện tiếng nói độc lập của Mạng lưới Tiên phong vì tiếng nói người DTTS cung cấp thêm góc nhìn đa chiều, hướng tới những thảo luận mở về việc xây dựng các chính sách đúng đắn, phù hợp hơn trong công tác giảm nghèo bền vững tại Việt Nam.

Có thể thấy, có quá nhiều vấn đề được đặt ra. Quan niệm “Nhà nước cho”, “của Nhà nước” vẫn đang tồn tại khá phổ biến ở cả người triển khai, thực thi chính sách và người tiếp nhận chính sách, và trở thành một rào cản lớn đối với việc phát huy tinh thần tự lực, tự cường của người dân.

Làm thế nào phát huy tính cộng đồng, dân chủ của người dân; làm thế nào để người dân phát huy nội lực vươn lên; làm thế nào để vai trò của các cấp chính quyền được phát huy và đặt đúng vị trí và làm thế nào để phát huy tinh thần trách nhiệm? Tất cả rất cần những câu trả lời thỏa đáng nhất…

Mạng lưới Tiên phong vì tiếng nói người DTTS có hơn 50 thành viên thuộc 15 dân tộc đến từ nhiều tỉnh, thành trên khắp cả nước. Mạng lưới có sứ mệnh truyền cảm hứng về tinh thần tự hào–tự tin–tự chủ trong các cộng đồng dân tộc, nhằm bảo tồn, phát huy tri thức và các giá trị truyền thống của mỗi dân tộc. Mạng lưới đã mang tiếng nói của người DTTS đến các diễn đàn, đối thoại tầm Quốc gia và Quốc tế để đóng góp xây dựng những chính sách hiệu quả và phù hợp hơn. 

T. HUYỀN - N. HIỆP

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.