Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Nghề nghiệp - Việc làm

Nghề sấy cau xuất khẩu ở Minh Sơn

Quỳnh Trâm - 19:35, 23/10/2021

Xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) là địa phương có phần lớn đồng bào dân tộc Mường sinh sống. Nhiều năm nay, nhờ nghề sấy cau xuất khẩu, nhiều hộ dân ở đây trở nên khá giả, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nghề sấy cau xuất khẩu ở khu vực miền núi Thanh Hóa, đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân
Nghề sấy cau xuất khẩu ở khu vực miền núi Thanh Hóa, đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân

Cứ vào đầu tháng 8 âm lịch đến tháng 11 âm lịch hàng năm, các cơ sở thu mua cau non, xuất sang Trung Quốc tại một số huyện ở khu vực miền núi Thanh Hóa như Lang Chánh, Ngọc Lặc, Bá Thước lại tất bật vào mùa.

Xưởng sấy cau ven đường Hồ Chí Minh chạy qua xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc thuộc   gia đình bà Cao Thị Loan, những ngày này đang rất bận rộn. Bà Loan cho biết, bà đang phải huy động thêm lao động để kịp cho chuyến hàng xuất khẩu trong tháng này.

Theo bà Loàn, gia đình bà gắn bó với nghề hơn 20 năm. Ban đầu thì sản lượng không nhiều, nhưng những năm gần đây, trung bình mỗi ngày xưởng của bà sấy 5 - 10 tấn cau tươi. Trung bình 5 tấn cau tươi sẽ cho ra 1 tấn cau khô.

 Với quy mô hiện tại, gia đình bà đang tạo việc làm cho 10 - 15 lao động. Mức thu nhập đối với công nhân nhặt và phân loại cau từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng, công nhân sấy cau từ 9 - 10 triệu đồng/người/tháng.

Bà Loan cho biết, cau sấy được thương lái Trung Quốc thu mua, phục vụ chủ yếu cho chế biến kẹo cau. Vào vụ, cứ 10 ngày bà lại xuất sang Trung Quốc 1 lần. Nhiều năm qua, xưởng cau ăn nên làm ra nên đã tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nhiều lao động địa phương.

Trái cau sau chọn lọc phân loại mới mang đi sấy, công đoạn này đa phần do phụ nữ làm
Trái cau sau chọn lọc phân loại mới mang đi sấy, công đoạn này đa phần do phụ nữ làm

Làm công nhân cho xưởng cau của bà Loan nhiều năm nay, bà Bùi Thị Hương, người dân tộc Mường ở xã Minh Tiến, cho biết, trước đây công việc làm nông thu nhập bấp bênh, không đủ ăn. Từ khi làm công việc nhặt và phân loại cau cho xưởng, bà được trả lương đều đặn 5 triệu đồng/tháng.

“Ở quê ngoài làm nông nghiệp, thu nhập bấp bênh khó có thể làm gì ra tiền. Công việc này không vất vả, lại có nguồn thu nhập đều đặn nên gia đình rất mừng, luôn cố gắng làm cho tốt”, bà Hương chia sẻ.

Khác với bà Hương, bà Bùi Thị Loan, cho biết, mỗi ngày bà tham gia bẻ cau, bà có thể kiếm được khoảng 200.000 đồng. Đây là mức thu nhập khá ở xã miền núi này. Còn ông Bùi Văn Hòa, ở thôn Bót, xã Minh Sơn, lại tham gia công đoạn trèo hái cau. 

Ông Hòa bảo, việc trèo hái cau tuy có nguy hiểm, nhưng bù lại có thu nhập khá, mỗi ngày ông có thu nhập 300.000 - 400.000 đồng.

Nghề sấy cau với công nhân nhặt và phân loại cau lương 4 - 5 triệu đồng/người/tháng, công nhân sấy cau là 9 - 10 triệu đồng/người/tháng
Công nhân sấy cau có thu nhập từ 9 - 10 triệu đồng/người/tháng

Theo tính toán của bà Loan, chủ xưởng sấy cau, xã Minh Sơn: Hiện tại, quả cau tươi trên thị trường đang có giá mua vào 70.000 - 80.000 đồng/kg, còn quả cau khô sau sấy giá thành phẩm tại xưởng từ 370.000 - 400.000 đồng/kg, cao gấp nhiều lần so với cau tươi. Trừ tất cả các khoản chi phí, công cho người lao động, trung bình 1 mẻ cau sấy cho thu lãi 4 triệu đồng. Như vậy, bình quân xưởng sấy cau (thời điểm lúc vào mùa) cho gia đình bà mức lợi nhuận trên 50 triệu đồng/tháng.

Ông Đặng Sỹ Thu, Chủ tịch UBND xã Minh Sơn, cho biết: Toàn xã hiện có 2 xưởng sấy cau, trung bình mỗi xưởng có 2 - 3 lò sấy, công suất 10 tấn/mẻ sấy. Các xưởng sấy cau tạo việc làm cho 10 - 15 lao động/xưởng, với mức thu nhập đối với lao động nhặt và phân loại cau 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. Việc này chủ yếu phụ nữ tham gia, còn hái cau và sấy cau nặng nhọc hơn thì chủ yếu là nam giới, với mức thu nhập từ 9 - 10 triệu đồng/người/tháng.

“Các cơ sở sấy cau ở xã đã làm từ rất nhiều năm. Mặc dù, lao động làm thời vụ, nhưng với nguồn thu nhập vài tháng trong năm như vậy, đã góp phần tăng thu nhập cho các gia đình ổn định cuộc sống”, ông Thu cho hay..

Tin cùng chuyên mục
Thăm làng gốm của người Chăm nổi tiếng ở Ninh Thuận

Thăm làng gốm của người Chăm nổi tiếng ở Ninh Thuận

Gốm Bàu Trúc của người Chăm Ninh Thuận mang đặc trưng bởi nhiều nét riêng, từ cách làm cho đến cách nung để có những sản phẩm độc đáo nhất. Do vậy, làng nghề gốm ở Ninh Thuận không chỉ nổi tiếng bởi những sản phẩm chất lượng, mà còn là điểm đến trải nghiệm ấn tượng với nhiều du khách trong và ngoài nước.