Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghệ nhân Giềng Chống Sếnh

Nghĩa Hiệp - 15:56, 04/12/2020

“Nếu muốn biết về văn hóa dân tộc Dao, các phong tục cưới hỏi, lễ cúng gia tiên, cúng được mùa, cách thêu thùa, vấn tóc... thì tìm hỏi cụ Sếnh”, người dân bản Quảng Mới, xã Quảng Sơn, Hải Hà (Quảng Ninh) chia sẻ với chúng tôi khi nói về nghệ nhân Giềng Chống Sếnh.

Nghệ nhân Giềng Chống Sếnh hướng dẫn cho thế hệ trẻ cách may trang phục truyền thống người Dao. (Ảnh Việt Hà)
Nghệ nhân Giềng Chống Sếnh hướng dẫn cho thế hệ trẻ cách may trang phục truyền thống người Dao. (Ảnh Việt Hà)

Đối với người dân bản Quảng Mới, nghệ nhân Giềng Chống Sếnh không chỉ là cây đa, cây đề, mà bà còn là một kho tàng văn hóa sống của người Dao nơi đây. Đặc biệt trong cách thêu thùa, may quần áo xưa, thì chỉ còn một mình bà gìn giữ được.

Nghệ nhân Giềng Chống Sếnh năm nay đã ngoài 70 tuổi. Đôi mắt đã mờ, đôi tay không còn linh hoạt, nhưng hằng ngày bà vẫn miệt mài khôi phục, gìn giữ những những nét văn hóa độc đáo, phong tục riêng của người Dao để truyền dạy cho thế hệ trẻ.

Ngay từ nhỏ, nghệ nhân Giềng Chống Sếnh đã có niềm đam mê với thêu thùa trang phục dân tộc mình. Nghệ nhân cho biết: Từ nhiều đời nay, phụ nữ trong dòng họ đều được truyền dạy cách thêu thùa quần áo, khăn mũ. Những họa tiết, hoa văn trên bộ trang phục của người Dao chủ yếu được thêu từ những sợi len, với đủ các màu sắc xanh, đỏ, vàng, trắng sặc sỡ. Trong đó, màu đỏ giữ vai trò chủ đạo, trên nền đen của tấm áo, xen kẽ là đủ các loại màu khác, làm cho trang phục của đồng bào Dao rực rỡ sắc màu, tạo nên nét độc đáo và ấn tượng. Những họa tiết hoa văn được thêu ở vùng gấu áo, gấu quần, ở khăn và mũ… với các họa tiết hình quả trám, hoa lá, cây cối, chim muông… 

“Cầu kỳ và quý giá là thế, nhưng việc giữ nghề truyền thống ít được người dân chú trọng. Một phần cũng do hội nhập, khiến các bạn trẻ chuộng mặc quần âu, đồ thời trang hơn những giá trị truyền thống. Chính điều đó đã dẫn đến việc bản sắc văn hóa bản làng có nhiều thay đổi. Nhất là việc thêu thùa dần bị lãng quên và đánh mất”, nghệ nhân Giềng Chống Sếnh trăn trở nói.

Nghệ nhân Giềng Chống Sếnh hiểu rằng, nếu không quyết tâm giữ gìn và truyền dạy cho thế hệ trẻ, thì những người phụ nữ Dao sau này sẽ khó có thể tự may cho mình nổi một chiếc khăn truyền thống. Từ đây, bà đã nỗ lực tìm cách truyền dạy lại cho con cháu trong nhà và thế hệ trẻ trong bản, trong xã. 

Tại các buổi sinh hoạt trong bản, các lễ hội của người Dao, nghệ nhân Sếnh đều tận tình giảng giải về ý nghĩa của từng hoa văn, giá trị bộ quần áo đối với người Dao để thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những giá trị truyền thống của dân tộc mình. Nghệ nhân còn mở những lớp học may, thêu miễn phí cả về giảng dạy lẫn nguyên liệu học tập để các học viên an tâm học tập và thu hút thêm học viên mới.

Chị Chìu Thị Thu, bản Quảng Mới cho biết: “Với người phụ nữ Dao, có thể tự may bộ quần áo truyền thống và mặc trong ngày cưới là điều vô cùng quý báu. Bản thân tôi cũng đã tìm đến nghệ nhân Sếnh để học cách thêu, cách vấn tóc. Nếu tôi không học, không được sự chỉ dạy của nghệ nhân, sau này có con, tôi sợ sẽ không biết dạy con mình làm người phụ nữ Dao đúng cách”.

Từ những nỗ lực của nghệ nhân Giềng Chống Sếnh, mà ở Quảng Sơn, nhiều em nhỏ đã say mê với nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Giờ đây, đã có hàng chục học sinh của nghệ nhân có thể tự may cho mình những bộ trang phục truyền thống độc đáo.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.