Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghề chăn nuôi gia súc ở Trung Thành

Văn Hoa - 11:03, 08/03/2021

Trung Thành là một trong những xã có nghề chăn nuôi gia súc lâu đời của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Nhờ đó đã giúp cho đời sống của đồng bào ngày càng được nâng cao, năm 2015.

Anh Vương Nguyên Điệp đang chế biến thức ăn cho đàn trâu của gia đình.
Anh Vương Nguyên Điệp đang chế biến thức ăn cho đàn trâu của gia đình.

Làm giàu từ chăn nuôi trâu, bò 

Cùng đoàn công tác của Trung tâm khuyến nông Quốc gia, về xã Trung Thành tổ chức tập huấn “Các giải pháp tổng hợp về kỹ thuật phòng chống đói, rét cho trâu, bò”, chúng tôi được Nhân dân trong xã tiếp đón niềm nở. Bởi, khi có cán bộ khuyến nông về tập huấn các kĩ thuật chăn nuôi, bà con sẽ được nâng cao sự hiểu biết cần thiết, giúp họ chăn nuôi tốt hơn, đặc biệt là học được kĩ thuật phòng chống đói, rét cho trâu bò vào mùa đông; cách ủ chua, dự trữ thức ăn làm sao tốt nhất…

Chị Vương Kiều Hạnh, Trưởng thôn Đồng phấn khởi chia sẻ: “Hiện nay, bà con trong thôn luôn coi con trâu, con bò là vật nuôi quan trọng bởi nó mang lại thu nhập cao trong mỗi gia đình. Gia đình tôi, một năm riêng thu nhập từ nuôi trâu cũng được 70-80 triệu đồng ”.

Cũng như chị Hạnh, anh Vương Nguyên Điệp, một người dân trong thôn cho biết: Nhờ được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách ủ chua thức ăn, cũng như kĩ thuật chăn nuôi nên anh đã mạnh dạn đầu tư nuôi trâu vỗ béo. Anh thường mua trâu con, trâu gầy về vỗ béo, chậm nhất khoảng 4 tháng là bán được. Trừ chi phí, mỗi con trâu lãi khoảng 1,5- 2 triệu/ tháng. Hiện trong chuồng nuôi của gia đình dao động khoảng 6 con trâu.

Gia đình chị Hạnh và anh Điệp là hai trong nhiều hộ có thu nhập cao từ chăn nuôi trâu, bò tại xã Trung Thành. Hiện nay, tổng đàn trâu, bò toàn xã có 2.250 con, quy mô chăn nuôi nhiều nhất có trang trại Thủy Lâm 100 con; 25 nông hộ chăn nuôi từ 5-10 con; còn lại duy trì chăn nuôi từ 2-3 con.

Tiếp tục mở rộng mô hình chăn nuôi

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc chăn nuôi trâu, bò... người dân trong xã được chính quyền, cơ quan chuyên ngành hỗ trợ tiếp cận nhiều chương trình, chính sách như: hỗ trợ lãi xuất vay vốn mua trâu, bò hàng hóa theo Nghị quyết 209/2015 của HĐND tỉnh Hà Giang; chương trình bảo hiểm trâu, bò; chương trình phát triển cây trồng vụ đông làm thức ăn chăn nuôi, trồng ngô sinh khối; hỗ trợ vắc xin tiêm phòng các bệnh trong vật nuôi.. nên các gia đình đã yên tâm phát triển chăn nuôi, mở rộng mô hình.

 Một buổi tập huấn kĩ thuật của cán bộ ngành khuyến nông với Nhân dân xã Trung Thành
Một buổi tập huấn kĩ thuật của cán bộ ngành khuyến nông với Nhân dân xã Trung Thành

Đồng thời, những năm gần đây, người dân chủ động nguồn thức ăn cho trâu, bò như: trồng cỏ (hiện toàn xã có trên 150 ha cỏ, chủ yếu là cỏ VA06), phát triển cây vụ đông làm thức ăn chăn nuôi; trồng ngô sinh khối liên kết với doanh nghiệp; tích trữ rơm rạ; ủ chua dự trữ thức ăn; phát triển cây mía hàng hóa, tận dụng ngọn để làm thức ăn; thực hiện che chắn truồng trại; sưởi ấm cho trâu, bò vào những ngày giá rét…

Ông Khổng Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Thành cho biết: Nhờ chăn nuôi trâu, bò mà nhiều hộ có thu nhập cao, đủ điều kiện mua sắm các vật dụng cần thiết trong gia đình, đời sống nâng lên rõ rệt. Vì thế, người dân xã Trung thành luôn tiết kiệm từng tấc đất để trồng cỏ nuôi trâu, bò, cũng như rất quan tâm đến các buổi tập huấn của các cán bộ khuyến nông.

“Dù qua nhiều đợt rét hại, tuy nhiên thôn Đồng và ở xã Trung Thành tự hào khi chưa có một con trâu, bò nào bị chết vì đói, rét. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục định hướng, hỗ trợ bà con về vốn, kiến thức chăm sóc, phòng chống dịch bệnh… để người dân mở rộng chăn nuôi, làm giàu”,  ông Tuấn thông tin thêm.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.