Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Môi trường sống

Nghệ An: Lũ quét-nỗi lo thường trực của người dân miền núi

PV - 16:04, 26/08/2019

Những năm gần đây, khu vực miền núi Nghệ An liên tục xảy ra tình trạng lũ quét, sạt lở và lốc xoáy vào mùa mưa, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản cho Nhân dân. Tuy nhiên, giải pháp mà chính quyền, cơ quan chức năng triển khai để khắc phục tình trạng này gần như là những giải pháp ứng phó trước mắt.

Mưa lũ năm 2018 gây nhiều thiệt hại cho các địa phương ở huyện Tương Dương. Mưa lũ năm 2018 gây nhiều thiệt hại cho các địa phương ở huyện Tương Dương.

Ông Vi Văn Bách ở xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương cho biết: Năm nào cũng vậy cứ từ cuối tháng 6 (AL) đến tháng 11, người dân luôn phải sống trong lo sợ vì mưa lũ, sạt lở và lốc xoáy. Mặc dù tháng 6, 7 là thời điểm đang đỉnh điểm nắng nóng, nhưng khi trời trở mưa bà con lại nơm nớp lo sợ lốc xoáy.

Theo ông Bách nguyên nhân lốc xoáy là do địa bàn có nhiều đồi núi, thung lũng. Đặc biệt, từ khi rừng đầu nguồn bị chặt phá và các công trình thủy điện xây dựng nên khi mưa xuống không có cây giữ đất, giữ nước tạo nên lũ quét...

Chị Lương Thị Huynh, Trưởng Bản Vẽ, xã Yên Na, huyện Tương Dương cho biết: Năm 2018, thời điểm này, thủy điện xả lũ với cường độ lớn, nước dâng lên rất nhanh. Dân bản chỉ kịp dắt díu con cái bỏ chạy lên núi để thoát thân, còn nhà cửa, tài sản, vật dụng bị nước cuốn trôi, mất mát rất nhiều. Hiện nay, cơ quan chức năng và chính quyền hiện vẫn chưa đưa ra được phương án hiệu quả lâu dài, bền vững để đối phó với thực tế này.

Ông Kha Văn Ót, Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương cho biết: Mấy năm gần đây, thời tiết cực đoan nắng nóng và mưa to, cộng với địa hình đồi núi nên cũng gây ra lốc xoáy, sạt lở và lũ quét. Những giải pháp huyện đã và đang triển khai là, đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân thường xuyên theo dõi thời tiết để có kế hoạch di dân đến nơi an toàn; những hộ dân nằm trong địa bàn nguy cơ sạt lở và lũ quét có phương án tái định cư nơi khác để an toàn.

“Từ tháng 5 chúng tôi đã họp và rà soát lại tất cả các điểm có nguy cơ lũ quét lũ ống, sạt lở đất; chỉ đạo các xã phân công cán bộ huyện về các điểm để chỉ đạo, xử lý từng tình huống cụ thể. Thời gian qua, huyện Tương Dương cũng đã tiến hành đắp đê, nắn dòng chảy các sông, suối ra xa nơi ở của dân; đồng thời làm kè rọ đá dọc bờ khe”, ông Ót cho hay.

Theo ông Thái Hữu An, Trưởng Phòng Dự báo Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung bộ, mùa mưa lũ năm nay diễn biến phức tạp, không theo chu kỳ, trên địa bàn các huyện miền núi đang có một số cơ quan, đơn vị, trường học và khoảng 2.575 hộ dân nằm trong diện nguy cơ sạt lở cao cần phải sơ tán. Vì vậy, chính quyền các địa phương cần sớm có kế hoạch để tái định cư cho người dân đến nơi ở an toàn …

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Đầu giờ chiều nay (20/9), trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Trương Thanh Duẩn - Chủ tịch UBND xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết: “Hiện toàn xã có 428 hộ dân bị ngập trong nước. Trong đó, các hộ dân ở khu vực Cồn Ba đã ngập sâu 2m”.