Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Nghệ An: Hoàn thành đại dự án từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719- Vấp nhiều cái khó

An Yên - 09:49, 18/11/2024

Công trình “Xây dựng đường giao thông vào trung tâm xã Nhôn Mai và Mai Sơn, huyện Tương Dương” là dự án mang tính đặc thù không chỉ riêng của tỉnh Nghệ An, mà còn là danh mục mang tính chỉ tiêu đối với Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, đại dự án này khó hoàn thành tiến độ theo kế hoạch, do vấp nhiều cái khó.

Vận chuyển nguyên vật liệu bằng thuyền phà để thi công dự án mở đường vào trung tâm xã Nhôn Mai và Mai Sơn huyện Tương Dương
Vận chuyển nguyên vật liệu bằng thuyền phà để thi công dự án mở đường vào trung tâm xã Nhôn Mai và Mai Sơn, huyện Tương Dương

Dự án “Xây dựng đường giao thông vào trung tâm xã Nhôn Mai và Mai Sơn, huyện Tương Dương”, là danh mục sử dụng nguồn vốn của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) lớn nhất, chiếm 12% tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025.

Ở góc độ vĩ mô, đó là danh mục mang tính đặc thù không chỉ riêng của tỉnh Nghệ An, mà còn là danh mục mang tính chỉ tiêu đối với Chương trình MTQG 1719 trên phạm vi toàn quốc. Hiện tại, công trình giao thông mang trọng trách lớn, là mở mới đường giao thông đến trung tâm xã đối với xã chưa có đường từ trung tâm huyện tới trung tâm xã.

Dự án có tổng mức đầu tư 428,8 tỷ đồng, gồm 16 gói thầu. Trong đó, 2 gói thầu có quy mô lớn nhất là Gói thầu XL02 thi công xây dựng công trình đoạn Km8+877,68 - Km12+713 và các cầu Suối Hộc, Chà Lài 1, Chà Lài 2 (giá gói thầu 281,6 tỷ đồng) và Gói thầu XL01 thi công xây dựng công trình đoạn Km0+00 - Km8+877,68 (99,79 tỷ đồng). 

Đây là dự án nằm trong mục tiêu phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện và kết nối trung tâm xã Nhôn Mai, Mai Sơn qua xã Hữu Khuông (các xã vùng lòng hồ thủy điện bản Vẽ) đến trung tâm huyện Tương Dương.

Biện pháp thi công cầu - một hợp phần của dự án mở đường vào các xã Nhôn Mai và Mai Sơn huyện Tương Dương gặp khó khăn do cốt nước ngập của lòng hồ bản Vẽ cao hơn trung bình nhiều năm
Biện pháp thi công cầu - một hợp phần của dự án mở đường vào các xã Nhôn Mai và Mai Sơn huyện Tương Dương gặp khó khăn do cốt nước ngập của lòng hồ bản Vẽ cao hơn trung bình nhiều năm

Ông Lô Văn Giáp,Chủ tịch UBND xã Hữu Khuông (Tương Dương) thông tin: Lâu nay, các xã vùng lòng hồ gồm Hữu Khuông, Nhôn Mai, Mai Sơn rất khó khăn, vất vả vì thiếu đường bộ ra trung tâm huyện. Ba xã này muốn giao thương với bên ngoài, chỉ có 2 cách là đi thuyền bè trên lòng hồ hơn 2 giờ hoặc mượn đường bộ qua huyện Kỳ Sơn, với chiều dài 180km. Các sản phẩm nông nghiệp làm ra rất khó tiêu thụ nên cuộc sống bà con nặng tính tự cung tự cấp. Khi dự án khởi động, bà con rất phấn khởi bởi sau khi hoàn thành sẽ phá thế bế tắc của các xã vùng lòng hồ.,

Dự án đã và đang tiến hành những bước đầu tiên về đầu tư xây dựng, thì vấp phải nhiều khó khăn, vướng mắc. Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải Nghệ An-chủ đầu tư thì, hiện nay vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thi công cũng như việc giải ngân nguồn vốn khó có thể đảm bảo theo yêu cầu, kéo theo tỷ lệ giải ngân chung của Chương trình MTQG 1719 tại địa phương chưa cao.

Đại diện Ban Quản lý dự án sở Giao thông vận tải Nghệ An cho biết: Cái khó chung khi triển khai dự án, là khu vực miền núi xa xôi, có đồi núi cao, địa hình hiểm trở. Dẫn đến công tác triển khai tại hiện trường, như vận chuyển máy móc thiết bị, vật tư, vật liệu gặp rất nhiều khó khăn. Đơn vị thi công đã phải vận chuyển vật tư, thiết bị qua phà, thuyền nên rất tốn kém và vất vả.

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án, đó là thời gian chờ hoàn tất thủ tục đánh giá tác động môi trường, kéo dài 6 tháng. Cụ thể, ngày 13/11/2023, Sở Giao thông vận tải Nghệ An trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định; nhưng đến ngày 27/5/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường mới phê duyệt.

Đáng quan tâm, phần lớn dự án triển khai trên đất rừng phòng hộ nên rất mất thời gian thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất và mục đích rừng. Vì vậy, thời gian thực hiện giải phóng mặt bằng kéo dài và phải qua nhiều bước, thủ tục đơn vị liên quan, dẫn đến việc bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công chậm.

Bến thượng lưu bản Vẽ - điểm khởi đầu của thủy trình vào các xã vùng lòng hồ là Hữu Khuông, Nhôn Mai và Mai Sơn thuộc huyện Tương Dương
Bến thượng lưu bản Vẽ - điểm khởi đầu của thủy trình vào các xã vùng lòng hồ là Hữu Khuông, Nhôn Mai và Mai Sơn thuộc huyện Tương Dương

Qua tìm hiểu của chúng tôi, còn có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến tiến độ thi công của Dự án này. Ngay tại dự án thành phần cầu Suối Hộc, là công trình cấp I, nằm trong lòng hồ thủy đện Bản Vẽ đang gặp bất lợi do cốt nước thường xuyên ở mức cao, dẫn tới đơn vị thi công chỉ có thể thực hiện phần hạ bộ trong khoảng 4 tháng mùa cạn (từ tháng 4 đến tháng 7). Trong khi đó, đơn vị thi công không thể huy động các thiết bị lớn như xà lan, máy khoan cọc khoan nhồi vào lòng hồ để đẩy nhanh tiến độ.

Là đơn vị hưởng lợi, huyện Tương Dương cũng rất “ngán ngẩm” khi quy trình, thủ tục đầu tư xây dựng kéo dài, dẫn đến việc thụ hưởng của người dân bị chậm trễ. Chủ tịch UBND huyện Tương Dương-ông Đinh Hồng Vinh chia sẻ: Chúng tôi rất mong Dự án sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất, buôn bán của người dân các xã vùng lòng hồ vốn đang khó khăn. Với tiến độ hiện nay, đến hết giai đoạn 2021-2025 thì Dự án vẫn chưa thể hoàn thành.

Với những khó khăn đang gặp phải và tiến độ thi công hiện nay, Dự án mở mới đường giao thông đến trung tâm xã đối với xã chưa có đường từ trung tâm huyện tới trung tâm xã sẽ khó hoàn thành theo kế hoạch. Như vậy, chỉ tiêu, mục tiêu đến năm 2025, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã của huyện sẽ không thể thực hiện được.

Tin cùng chuyên mục
Ngọc Hồi (Kon Tum): Phấn đấu 100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất

Ngọc Hồi (Kon Tum): Phấn đấu 100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất

Thời gian qua, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đã triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào DTTS. Qua đó, giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.