Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Nghệ An: Đất dự án bỏ hoang, người dân lại thiếu đất sản xuất

PV - 10:15, 14/06/2019

Thời gian vừa qua, tỉnh Nghệ An tiến hành thu hồi nhiều diện tích đất của người dân để làm các dự án. Trong khi người dân bị thiếu đất sản xuất trầm trọng, không ít các dự án đó bị “treo”, đất bỏ không hoang hóa, lãng phí.

Dự án trồng, chăm sóc bảo vệ khai thác rừng do Tổng Công ty Hợp tác kinh tế Việt Lào tại xã Tân Thành, huyện Yên Thành trở thành nơi chăn trâu, bò. Dự án trồng, chăm sóc bảo vệ khai thác rừng do Tổng Công ty Hợp tác kinh tế Việt Lào tại xã Tân Thành, huyện Yên Thành trở thành nơi chăn trâu, bò.

Đất dự án trở thành nơi chăn thả trâu, bò

Ngày 11/4/2013, UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 1298/QĐ-UBND phê duyệt dự án Dự án trồng, chăm sóc bảo vệ khai thác rừng do Tổng Công ty Hợp tác kinh tế Việt Lào làm chủ đầu tư. Dự án được triển khai trên tổng diện tích 1.221,6ha, trong đó đất lâm nghiệp là 1.109ha, đất nông nghiệp và đất khác là 73,89ha, đất thổ cư 38,67ha tại 2 xã Tân Thành và Tiến Thành (huyện Yên Thành).

Theo quy hoạch ban đầu, mục tiêu và quy mô của dự án là đầu tư trồng, bảo vệ, chăm sóc khai thác cây keo và cây cao su nhằm tạo việc làm, ổn định đời sống cho bà con Nhân dân trong vùng dự án; góp phần bảo vệ môi trường, chống xói mòn, rửa trôi đất màu, giữ bình ổn cho sản xuất nông lâm nghiệp. Thời gian hoạt động của dự án là 70 năm, tiến độ thực hiện dự án là 36 tháng kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Tuy nhiên đến nay, trong khi đất của người dân đã được thu hồi thì dự án vẫn đang nằm “trên giấy”. Ông Phan Văn Mai ở xóm Tây Tiến, xã Tiến Thành bức xúc trình bày: Gia đình tôi có 15ha thuộc đất Ban Quản lý rừng phòng hộ Yên Thành giao từ năm 2007. Năm 2014, chính quyền thu hồi mảnh đất này. Song từ đó đến nay, chưa thấy tiến hành hoạt động gì. Chúng tôi thấy đất bị hoang hóa cỏ dại mọc um tùm rất muốn khai hoang lại, nhưng không thể được do đất đã được bàn giao.

Đây cũng là sự bức xúc của hàng chục hộ dân xóm Tân Tiến, xã Tân Thành. Đất của họ đã bị thu hồi rồi bỏ hoang trở thành nơi chăn thả trâu, bò. Ông Trần Duy Liêm, Chủ tịch UBND xã Tân Thành cho biết: Xã Tân Thành có 600ha nằm trong vùng quy hoạch Dự án trồng, chăm sóc bảo vệ khai thác rừng, với gần 100 hộ dân thuộc diện giải tỏa mặt bằng. Dự án “treo” 6 năm không hoạt động gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội chung trên địa bàn. Nhiều hộ dân không thể xây dựng nhà cửa, đầu tư phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; thậm chí nhiều diện tích đất bị bỏ hoang do vướng dự án.

UBND xã Tân Thành đã gửi nhiều văn bản tới Tổng Công ty Hợp tác kinh tế Việt Lào nhưng vẫn không được giải quyết. Tôi đã trực tiếp vào Công ty này để làm việc, nhưng chủ doanh nghiệp không có mặt, điện thoại thì khất lần này, lượt khác cho đến nay không ra làm việc với UBND xã”, ông Liêm cho biết.

Người dân xóm Tân Tiến, xã Tiến Thành, huyện Tân Thành (Nghệ An) bức xúc trình bày với phóng viên. Người dân xóm Tân Tiến, xã Tiến Thành, huyện Tân Thành (Nghệ An) bức xúc trình bày với phóng viên.

Dự án “đắp chiếu”

Không chỉ ở xã Tân Thành, huyện Yên Thành mà trên địa bàn xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương cũng có những dự án “treo” làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Đó là “Tổ hợp sản xuất tinh dầu, dược liệu, thực phẩm chức năng công nghệ cao” ở xã Thanh Thủy do Công ty TNHH VN Nam Đàn Vạn An làm chủ đầu tư, được triển khai từ năm 2013 đến nay vẫn “án binh bất động”. Còn nhớ, thời điểm đó, để tạo điều kiện cho nhà đầu tư, cả hệ thống chính trị huyện Thanh Chương đã vào cuộc để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng 33ha với tốc độ nhanh kỷ lục.

Nhưng đến nay, đã 6 năm, ngoài dãy tôn quây tròn đất, thì dự án chẳng có gì ngoài khu đất để hoang cỏ mọc um tùm... Ông Phan Duy Trinh, Chủ tịch UBND xã Thanh Thủy cho biết: Đất bỏ hoang dân thấy tiếc xin vào làm thì doanh nghiệp không cho. Còn có một nhà văn hóa của xóm 8 đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch khu đất mới và theo cam kết chủ đầu tư sẽ xây dựng cho xóm, nhưng đến nay mới chỉ hoàn thành trên lời hứa.

“Chúng tôi chỉ mong chủ đầu tư triển khai để không lãng phí tài nguyên đất đai, đồng thời giải quyết một số nhu cầu lao động địa phương tại chỗ, vì lúc vào chủ đầu tư cho biết sẽ ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động bị mất đất khi dự án hoàn thành” ông Trinh trăn trở.

Từ năm 2012 đến 2018, UBND tỉnh Nghệ An thành lập 8 đoàn liên ngành tiến hành kiểm tra 500 lượt dự án (của 421 dự án, chiếm 35,5% số lượng dự án toàn tỉnh). Riêng trong năm 2018, UBND tỉnh đã thành lập 2 đoàn kiểm tra đối với 106 dự án (89 dự án ngoài khu kinh tế và khu công nghiệp, 17 dự án trong khu kinh tế và khu công nghiệp). Kết quả là 97 dự án chậm tiến độ bị chấm dứt hoạt động, thu hồi và hủy bỏ các văn bản pháp lý có liên quan, chiếm 23,28% tổng số lượt dự án đã kiểm tra. Lũy kế số dự án đã bị thu hồi, hủy bỏ đến thời điểm hiện nay là 151 dự án với tổng diện tích đất là gần 36.000ha.

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!