Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ngày hội Bánh – Trái Mỹ Khánh

Nguyệt Anh - 21:44, 01/01/2021

Ngày hội Bánh -Trái Mỹ Khánh với chủ đề “Vị ngọt miền Tây” tại làng du lịch Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa ẩm thực, bánh dân gian, trái cây đặc sản, nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người dân miền Tây.

Ban Tổ chức và khách mời tham quan các gian hàng.
Ban Tổ chức và khách mời tham quan các gian hàng. Ảnh TL

Ngày hội Bánh - Trái Mỹ Khánhnăm 2020 diễn ra từ ngày 31/12/2020 đến hết ngày 3/1/2021, thu hút hơn khoảng 100 gian hàng với các loại bánh dân gian, trái cây đặc sản, ẩm thực đặc sắc, đặc sản vùng miền,… của các cơ sở, nghệ nhân từ các địa phương trên địa bàn TP Cần Thơ và nhiều địa phương trên cả nước.

Hoa khôi Người đẹp Du lịch Cần Thơ 2019, Đại sứ Du lịch Cần Thơ Huỳnh Thúy Vi trải nghiệm gói bánh dân gian.
Hoa khôi Người đẹp Du lịch Cần Thơ 2019, Đại sứ Du lịch Cần Thơ Huỳnh Thúy Vi trải nghiệm gói bánh dân gian.

Ngày hội là dịp để các nghệ nhân giới thiệu sản phẩm của mình, mang giá trị truyền thống và ẩm thực cho mọi người cùng thưởng thức. Đồng thời, tạo điều kiện hỗ trợ nghệ nhân liên kết với các doanh nghiệp, thúc đẩy ngành sản xuất, chế biến bánh – trái trở thành đặc sản của Nam Bộ. Từ đó, tạo ra giá trị gia tăng cho các sản phẩm từ gạo nếp và các loại rau củ quả, trái, từng bước xây dựng thương hiệu, góp phần quảng bá du lịch TP. Cần Thơ.

Du khách tham quan các gian hàng và thưởng thức các loại bánh.
Du khách tham quan các gian hàng và thưởng thức các loại bánh.
Nhiều loại bánh đặc trưng của miền Tây có mặt tại Ngày hội.
Nhiều loại bánh đặc trưng của miền Tây có mặt tại Ngày hội.
Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...