Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bánh la roát của người Cor

Như Ý - 11:52, 20/11/2020

Bánh la roát là món ăn được đồng bào dân tộc Cor ở huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) ưa chuộng nhất trong những ngày lễ, Tết, cưới hỏi... Loại bánh truyền thống, mộc mạc, giản dị như chính cách sống của bà con, tạo nên nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người Cor nơi đây, mang đậm hương vị Trường Sơn.

Bánh la roát, còn là thông điệp gửi gắm và làm nên những mối tình của những chàng trai và cô gái Cor nên duyện chồng vợ
Bánh la roát, còn là thông điệp gửi gắm và làm nên những mối tình của những chàng trai và cô gái Cor nên duyện chồng vợ

Nguyên liệu để làm bánh la roát khá đơn giản, dễ tìm kiếm, bao gồm lá la ađur trên rừng và nếp rẫy mới. Muốn làm được bánh la roát ngon, người Cor thường chọn lựa nguyên liệu kĩ càng, lá la ađur loại vừa đủ lớn, quá non sẽ ít thơm, quá già sẽ bị rách khi gói. Nếp rẫy hạt nhỏ, thon dài, được giã rồi đãi sạch và ngâm vài tiếng đồng hồ để khi luộc bánh chín sẽ tạo màu ngả vàng đẹp mắt.

Người Cor khi gói bánh, khéo léo cuộn lá la ađur thật kín, bằng cách giữ chặt 2 mép lá, cuộn vòng lại thành hình chóp nhọn, rồi múc gạo đổ đầy vào, vỗ cho gạo nếp chặt lại và dùng lạt mềm buộc chặt. Bánh la roát sau khi gói xong, được buộc lại thành từng chùm hoặc để riêng lẻ từng chiếc rồi ngâm vào thùng nước lạnh để khi luộc bánh không bị vỡ. Đây là kinh nghiệm của người Cor được đúc rút qua rất nhiều lần làm bánh. Mỗi kg gạo nếp có thể gói được chừng 30 chiếc bánh la roát. Chiếc bánh có dạng hình chóp nhọn, theo tiếng Cor thì hình chóp nhọn, được gọi là la roát. Sự đặc biệt tạo nên hương vị của bánh la roát là từ lá la ađur rừng gói bánh để bánh dậy mùi thơm, đằm vị và ăn đỡ ngán.

Người Cor huyện vùng cao Bắc Trà My, giã nếp và gói bánh la roát chuẩn bị ăn Tết Nguyên đán, đón mừng năm mới.
Người Cor huyện vùng cao Bắc Trà My, giã nếp và gói bánh la roát chuẩn bị ăn Tết Nguyên đán, đón mừng năm mới.

Xếp từng cặp bánh la roát vào nồi, chỉnh cho lửa vừa đượm không quá to mà cũng không quá nhỏ. Nấu chừng 1 đêm, khi chín, vị nếp mới quyện với vị thơm của lá la ađur tươi, khiến bánh la roát tỏa mùi thơm hấp dẫn. Vì không có nhân, nên bánh la roát giữ được khá lâu, thông thường trong vòng một tuần sẽ giữ nguyên vị dẻo ngon. Trong ngày lễ đặt tên cho trẻ, người Cor hay làm bánh la roát. Những chiếc bánh la roát nhỏ xinh được đặt tận tay trẻ cùng lời chúc hay ăn, chóng lớn, mạnh khỏe, ngoan ngoãn của ông bà, cha mẹ.

Kết hợp giữa nếp rẫy và lá la ađur, bánh la roát của người Cor là biểu tượng giao hòa của trời đất, sự kết tinh của âm dương vạn vật, mưa nắng, là hồn của núi rừng. Nếu như nhà bà con Cor nào chuẩn bị rượu ngon, thịt thơm mà thiếu đi màu xanh của bánh la roát thì vẫn chưa có hương vị trọn vẹn.

Khi ăn, khéo léo bóc từng lớp lá ra, lộ dần lớp bánh xanh nhạt, tỏa ra hương thơm ngát của nếp nương quyện với vị mát của lá la ađur, thật hấp dẫn.

Có dịp đến huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam), bạn hãy thử một lần đến vùng người Cor tại các xã Trà Nú, Trà Kót, Trà Giác để được thưởng thức bánh la roát một lần, để cảm nhận được cái ngọt nguyên chất của hạt nếp rẫy mang đậm hương vị núi rừng./.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.