Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ngăn ngừa rủi ro từ rác thải thuốc BVTV: Cần bắt đầu từ ý thức của người dân

PV - 10:33, 09/03/2018

Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La, nhu cầu về bể chứa rác thải thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên địa bàn dự kiến khoảng 10.000-15.000 bể.

Tuy nhiên, hiện nay toàn tỉnh mới xây dựng được khoảng 120 bể.  Thực trạng này đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng về sức khỏe, môi trường.

Có mặt tại cánh đồng Mường Tắc, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, chúng tôi quan sát thấy nhiều hộ nông dân đang phun thuốc trừ sâu cho cánh đồng lúa mới cấy. Dù làm việc trực tiếp với hóa chất nhưng nhiều người không đeo khẩu trang, găng tay… Còn tại các mương nước nhiều vỏ chai, bao bì thuốc trừ sâu bị vất chỏng chơ nằm ngổn ngang khắp nơi.

Nhiều người dẫn vẫn chủ quan khi sử dụng thuốc trừ sâu. Nhiều người dẫn vẫn chủ quan khi sử dụng thuốc trừ sâu.

 

Anh Quách Văn Chính vừa đổ chai thuốc trừ sâu vào bình, chia sẻ, những ngày gần đây do thời tiết ấm dần nên sâu bọ hoành hành. Vì vậy người dân phải tăng cường phun thuốc trừ sâu. Mặc dù biết việc vất vỏ bao, lọ thuốc trừ sâu xuống mương nước là độc hại nhưng do ở đây cách xa đường đi, lại không có nơi thu gom rác nên người dân vẫn giữ thói quen này.

Cách đó không xa, chị Hà Thị Vui làm nghề bắt cua đồng cho hay: chị làm nghề này hơn 10 năm nay. Trước đây, cua đồng ở đây rất sẵn, chỉ cần đi vài tiếng là bắt được vài cân cua, con nào cũng rất to, khỏe khi nấu canh rất thơm ngon. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, do người dân lạm dụng thuốc trừ sâu lại hay vứt vỏ chai, lọ trực tiếp xuống các mương nước khiến các loài thủy sản ngày càng khan hiếm. Bản thân chị Vui thường xuyên ngửi thấy mùi thuốc trừ sâu nồng nặc. “Gần đây tôi thường hay đau mỏi chân tay, chóng mặt không hiểu có phải do thường xuyên ngửi phải thuốc độc hại không, cứ tình trạng này có khi phải bỏ nghề sớm”.

Ông Dương Gia Định, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La cho biết, Sơn La là tỉnh có diện tích trồng trọt lớn, với khoảng 320 ngàn ha đất nông nghiệp. Theo thống kê, những năm gần đây, lượng thuốc BVTV sử dụng trên toàn tỉnh liên tục tăng mạnh.

Lượng thuốc tiêu thụ năm 2017 là gần 300 ngàn lít, tăng gấp 5 lần năm 2010; trong đó, thuốc trừ sâu chiếm 13%, thuốc trừ bệnh chiếm 4%, thuốc trừ cỏ chiếm tới 80%, thuốc khác chiếm 3%.

Thực tế cho thấy, việc sử dụng thuốc BVTV còn nhiều bất cập như, lạm dụng quá mức thuốc, phun thuốc không theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp), tùy tiện sử dụng thuốc tại đầu nguồn nước… gây những tác động xấu lên môi trường sống và con người.

Tương ứng với lượng thuốc BVTV trên, mỗi năm, lượng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng thải ra môi trường từ 15-20 tấn, tập trung nhiều tại các vùng canh tác chè, mía, lúa, ngô, cây ăn quả; đặc biệt lượng bao gói thuốc BVTV là các vỏ chai nhựa thuốc trừ cỏ chiếm đến 50-60%.

Để giải quyết tình trạng này, tỉnh Sơn La đã có đề án xây dựng bể chứa bao gói thuốc BVTV. Tuy nhiên, đề án này hiện gặp rất nhiều khó khăn. Theo khảo sát của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, nhu cầu về bể chứa bao gói thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Sơn La dự kiến cần khoảng 10.000-15.000 bể. Tuy nhiên, năm 2016, Chi cục mới xây dựng 14 bể chứa bao gói thuốc BVTV tại 14 bản xã Chiềng Đen, quy mô mỗi bể có sức chứa khoảng 70kg vỏ bao bì. Năm 2017, tiếp tục triển khai xây 103 bể chứa tại 7 huyện, thành phố có xã đạt chuẩn nông thôn mới. Như vậy, mới đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu về thu gom bao gói thuốc BVTV.

Nhằm tiếp tục giải quyết tồn tại này, tỉnh đã xây dựng Đề án quản lý, thu gom, tiêu hủy bao gói thuốc BVTV sau sử dụng giai đoạn 2018-2020. Theo Đề án đến năm 2020, tỉnh Sơn La phấn đấu 100% bao gói thuốc BVTV sau sử dụng được thu gom và xử lý. Dự kiến, tổng kinh phí thực hiện Đề án hơn 12 tỷ đồng.

Tuy nhiên, để vấn đề thu gom xử lý rác thải thuốc BVTV đạt hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực hỗ trợ bằng các giải pháp của Nhà nước, điều quan trọng hơn, người dân cần nhận thức đầy đủ về tác hại, nguy cơ tiềm ẩn từ rác thải thuốc BVTV gây ra, từ đó nâng cao ý thức để tự bảo vệ mình và môi trường xung quanh.

THIÊN ĐỨC - NGUYỄN NGA

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.