Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”

An Yên - 15:20, 23/11/2024

Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo, có đại diện Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.

Toàn cảnh hội thảo nâng cao nhận thức, kỹ năng về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra
Toàn cảnh Hội thảo nâng cao nhận thức, kỹ năng về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra

Hội thảo nhằm quán triệt, nâng cao nhận thức, kỹ năng về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra; tổ chức thực hiện thanh tra và kiểm tra theo Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

Theo đó, mục tiêu của Đề án sẽ góp phần nâng cao, cập nhật kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc cho đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc giai đoạn từ năm 2025-2030.

Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm UBDT Y Thông nhấn mạnh sự quan trọng và cần thiết của công tác thanh tra, kiểm tra
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông nhấn mạnh sự quan trọng và cần thiết của công tác thanh tra, kiểm tra

Quan trọng hơn, sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức thực hiện chính sách dân tộc trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Xây dựng và biên soạn các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực về nghiệp vụ, kĩ năng thanh tra, kiểm tra trong thực hiện chính sách dân tộc đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”, sẽ phấn đấu đến năm 2030 có 100% đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực về nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong thực hiện chính sách dân tộc. Đến năm 2030, có 100% các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được đẩy mạnh hoạt động về chuyển đổi số, hiện đại hóa hệ thống cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc.

Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”, cũng chỉ rõ 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện. Đó là hoàn thiện cơ chế, thể chế, chính sách; về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc; về đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động thanh tra, kiểm tra chính sách dân tộc; về tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí cho hoạt động thanh tra công tác dân tộc.

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án theo Quyết định 1220/QĐ-TTg, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cũng đã ký ban hành Quyết định 700/QĐ-UBDT ngày 20/11/2024 phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”. Đồng thời, soạn thảo dự thảo hướng dẫn thực hiện Đề án theo Quyết định 1220/QĐ-TTg.

Tại Hội thảo, đã có nhiều ý kiến của đại diện Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ, lãnh đạo Ban Dân tộc, Thanh tra Ban Dân tộc các tỉnh chia sẻ thêm một số vấn đề về xây dựng kế hoạch, quy trình hướng dẫn kiểm tra, thanh tra và nêu bật được tính đặc thù trong thanh tra; thống nhất thuật ngữ dùng trong văn bản; bố trí dự toán thực hiện công tác thanh tra dân tộc thì căn cứ vào văn bản nào; có hướng dẫn và cung cấp phần mềm về nghiệp vụ thanh tra để cập nhật thông tin…

Kết luận tại Hội thảo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông nhấn mạnh: Công tác thanh tra, kiểm tra là nhiệm vụ quan trọng để đẩy nhanh thực hiện và thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Việc nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030 theo Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ có ý nghĩa rất quan trọng khi chúng ta bước vào giai đoạn II của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông đề nghị cơ quan Thanh tra UBDT cần tiếp thu các ý kiến của các đại biểu tham dự về bộ khung tài liệu về tiêu chí, kế hoạch, quy trình thanh tra, kiểm tra, công tác tập huấn nghiệp vụ, để nghiên cứu, bổ sung, hướng dẫn cụ thể để cơ sở thực hiện. 

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.