Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại Thanh Hóa: Những điểm sáng cần được nhân rộng (Bài 2)

Quỳnh Trâm - 09:01, 29/07/2022

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp ở các cấp, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) ở nhiều địa bàn vùng DTTS, miền núi Thanh Hóa đạt được những kết quả đáng mừng. Ý thức của người dân về thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ, nâng cao chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc người cao tuổi... được nâng lên rõ rệt.

Huyện Như Thanh đẩy mạnh công tác tuyên nhằm nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc ít người nói riêng, trên địa bàn toàn huyện nói chung
Huyện Như Thanh đẩy mạnh công tác tuyên nhằm nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc ít người nói riêng, trên địa bàn toàn huyện nói chung

Chú trọng công tác truyên truyền

Là một trong số các huyện miền núi khó khăn của tỉnh Thanh Hóa, tại huyện Thường Xuân đề án “Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng” đang được triển khai đồng bộ và phát huy hiệu quả.

Ông Lò Văn Ước, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thường Xuân chia sẻ, Thường Xuân có 16 xã, thị trấn, dân số 94.446 người. Những năm qua, công tác DS-KHHGĐ đạt được nhiều kết quả tích cực.

Đặc biệt, sau khi có hướng dẫn của tỉnh về triển khai thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc ít người”, Trung tâm Y tế huyện xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện. Thường Xuân có 4 xã được thụ hưởng và triển khai dự án gồm: Bát Mọt, Vạn Xuân, Xuân Lẹ, Xuân Thắng. 

Theo đó, Trung tâm tổ chức hội nghị nói chuyện chuyên đề tư vấn về SKSS/KHHGĐ tại 4/4 xã. Thành phần gồm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên, thanh niên, nam giới chủ hộ gia đình, người cao tuổi, Người có uy tín trong cộng đồng. Nội dung tuyên truyền gồm, tư vấn về SKSS/KHHGĐ, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nguyên nhân, nguy cơ, tác hại, địa chỉ sàng lọc của bệnh tan máu bẩm sinh, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh…

Trong năm 2020, 2021,trung bình mỗi năm huyện đã tổ chức 12 hội nghị nói chuyện chuyên đề trên địa bàn 4 xã: Bát Mọt, Vạn Xuân, Xuân Lẹ, Xuân Thắng, mỗi xã tổ chức 3 hội nghị với 50 người tham dự/cuộc, tổng số từ 600 người tham dự trở lên và 16 buổi sinh hoạt câu lạc bộ sức khỏe sinh sản và tiền hôn nhân. 

Đặc biệt, từ năm 2021, Trung tâm còn đã triển khai đề án đến cán bộ, trưởng trạm y tế, cán bộ phụ trách dân số của trạm y tế; lãnh đạo chính quyền, đoàn thể, những người thực hiện nhiệm vụ công tác dân số và phát triển ở cấp xã, già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong cộng đồng. của 4 xã...., để cung cấp thông tin và cấp phát tài liệu truyền thông.

 Bát Mọt là xã ĐBKK vùng biên của huyện Thường Xuân, ông Lang Đức Thọ, Chủ tịch UBND xã Bát Mọt cho biết,Dân số 3.935 hộ,  99% dân số là đồng bào DTTS; có 675 trẻ em, trong đó có 126 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;  tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi là 23%. Những năm qua, mặc dù đã đạt được kết quả tích cực trong công tác dân số, tuy nhiên tư tưởng đông con là nhiều của, phải có con trai nối dõi tông đường, vẫn còn rất nặng nề trong một bộ phận quần chúng Nhân dân; tỷ lệ sinh con thứ 3 vẫn cao, vẫn còn trường hợp tảo hôn...

Nhận thức được những rào cản trong việc nâng cao chất lượng dân số, địa phương rất tích cực triển khai các biện pháp tuyên truyền, vận động Nhân dân bằng nhiều hình thức. Đặc biệt, chú trọng tuyên truyền về các nội dung gồm: SKSS/KHHGĐ, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nguyên nhân, nguy cơ, tác hại, địa chỉ sàng lọc của bệnh tan máu bẩm sinh, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh…

Chị Hà Thị Nhàn, dân tộc Thái, thôn Khẹo, xã Bát Mọt cho biết: “Tôi đang chuẩn bị sinh con thứ 2. Thông qua các buổi nói chuyện, tập huấn về SKSS/KHHGĐ, tôi có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc, bảo vệ bản thân khi mang thai và sinh con”.

Bát Mọt là 1 trong 4 xã của huyện Thường Xuân đang triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng”
Bát Mọt là 1 trong 4 xã của huyện Thường Xuân đang triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng”

Thay đổi hành vi và nhận thức

Tại huyện Như Thanh, nhằm thực hiện Đề án hiệu quả, Trung tâm Y tế huyện chỉ đạo Trạm Y tế phối hợp UBND 3 xã Cán Khê, Thanh Kỳ, Xuân Phúc triển khai thực hiện duy trì sinh hoạt câu lạc bộ sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên. Câu lạc bộ sinh hoạt 2 lần/năm, cung cấp kiến thức theo chuyên đề.

Ngoài ra, các xã cũng đã thành lập câu lạc bộ không sinh con thứ 3, giúp nhau phát triển kiến thức về bình đẳng giới, về giới tính khi sinh, hậu quả, hệ lụy của việc lựa chọn giới tính khi sinh, kinh nghiệm nuôi con ngoan, trò giỏi, chăm sóc bố mẹ, ông bà người cao tuổi trong gia đình, chia sẻ kinh nghiệm hay về phát triển kinh tế gia đình.

Bác sĩ Lê Ngọc Anh, Trưởng trạm Y tế xã Thanh Kỳ cho biết: Thanh kỳ là xã vùng đặc biệt khó khăn, bao gồm các dân tộc Kinh, Thái, Mường cùng sinh sống. Tổng dân số toàn xã là 5.158 người, trong đó dân tộc Kinh là 1.087 người, dân tộc Mường là 128 người, dân tộc Thái là 3.943 người. Những năm qua, Trạm y tế xã thường xuyên phối hợp với các tổ chức địa phương, nhà trường, tổ chức các lớp nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản, vị thành niên, thanh niên, tảo hôn và hôn nhân cận huyết; tăng cường viết tin bài phát thanh tuyên truyền về công tác DS - KHHGĐ trên đài huyện.

Đặc biệt, thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ “Sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, hôn nhân cận huyết”, Trạm đã truyền tải cho các hội viên nắm được các kiến thức về SKSS trước hôn nhân, hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết, các bệnh được sàng lọc trước sinh và sơ sinh, cách làm mẹ an toàn; tổ chức nói chuyện chuyên đề trao đổi và cung cấp các thông tin về chăm sóc SKSS, nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống... cho phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, thanh thiếu niên, các cặp vợ chồng mới kết hôn.

Nhin từ những mô hình điểm thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng” cho thấy những nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội...để khẳng nâng cao chất lượng dân số là cửa ngõ xung yếu để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện nay điều kiện sống khó khăn,  tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết; tỷ lệ trẻ em thấp còi do thiếu dinh dưỡng... vẫn đang diễn ra ở nhiều địa phương đang ảnh hưởng đến chất lượng dân số.

Để duy trì và thay đổi  hành vi của đồng bào các dân tộc ít người về nâng cao chất lượng dân số, ngoài việc tiếp tục phát huy kinh nghiệm trong việc thực hiện các giải pháp đã triển khai, thì việc giải quyết bài toán sinh kế bền vững cho đồng bào là nhiệm vụ quan trọng cần được các địa phương đặt lên hàng đầu hiện nay.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.