Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nậm Chà: Hàng trăm hộ đồng bào có thu nhập ổn định từ rừng

Hoài Dương - 15:57, 23/06/2020

Những năm qua, nhờ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) mà 624 hộ với 3.338 nhân khẩu đồng bào dân tộc Cống, Mông, Dao ở xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã có thêm khoản thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống và có sự tác động tích cực đến ý thức bảo vệ rừng của người dân.

Người dân huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) phát dọn ngăn ngừa nguy cơ cháy rừng
Người dân huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) phát dọn ngăn ngừa nguy cơ cháy rừng

Trên cung đường từ huyện Nậm Nhùn vào xã Nậm Chà, chúng tôi ngỡ ngàng trước hình ảnh màu xanh ngút ngàn của rừng cây bao phủ khắp các sườn đồi, ngọn núi. Dẫn chúng tôi vào xã, anh Cao Ngọc An, cán bộ Ban Quản lý dự án huyện Nậm Nhùn chia sẻ: Bà con ở xã Nậm Chà giữ rừng tốt lắm, những năm qua không xảy ra các vụ cháy rừng lớn hay khai thác rừng trái phép. Nhờ dịch vụ bảo vệ rừng mà đời sống của nhiều hộ đồng bào DTTS nơi đây có thu nhập cao, họ coi rừng như tài sản của mình mà bảo vệ. 

 Anh Lò Văn Tung, dân tộc Cống và người dân của bản Táng Ngá là một ví dụ. Những năm 2004, 2005 khi mới thực hiện chính sách chi trả DVMTR, gia đình anh chỉ nhận được số tiền trên dưới 10 triệu đồng/năm. Những năm gần đây, số tiền anh nhận được từ DVMTR ngày càng tăng lên. Năm 2019, gia đình anh và người dân trong bản được chi trả số tiền trên 48 triệu đồng/hộ từ DVMTR cho diện tích rừng rộng hơn 4.000ha của bản. 

“Số tiền chi trả DVMTR tăng nên bà con phấn khởi lắm. Số tiền nhận được từ chính sách, chúng tôi dùng để trang trải cuộc sống gia đình, mua trang thiết bị sản xuất nông nghiệp, phục vụ đời sống, nhờ đó mà cũng khấm khá hơn, không phải lo cái ăn, cái mặc” anh Lò Văn Tùng chia sẻ.

Có thể thấy, chính sách chi trả DVMTR đã không chỉ giúp người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ rừng, mà với số tiền nhận được người dân dần có ý thức chi tiêu đúng đắn, có kế hoạch; thậm chí còn góp phần tạo sinh kế, tăng thu nhập, tạo động lực để người dân gắn bó với nghề rừng. 

Ông Vũ Văn Hiếu, Chủ tịch UBND xã Nậm Chà cho biết, hiện toàn xã có tổng diện tích rừng được chi trả DVMTR là gần 11.300ha, xã có 7 bản với 624 hộ, 3.338 nhân khẩu chủ yếu là đồng bào dân tộc Cống, Dao, Mông. 

“Năm 2019 từ DVMTR, hộ thấp nhất cũng nhận được trên 20 triệu đồng, cao nhất được khoảng 49 triệu đồng. Phần lớn, bà con dùng số tiền đó để phát triển sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi nên cuộc sống ngày càng khấm khá hơn”, ông Vũ Văn Hiếu, Chủ tịch UBND xã Nậm Chà thông tin. 

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.