Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Na Hang với công tác giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Huyền Khánh - 11:28, 14/11/2024

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng DTTS. Để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn vùng đồng bào DTTS tại các xã vùng sâu, vùng xa, huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai nhiều giải pháp.

Tiết mục văn nghệ của Đội tuyên truyền lưu động huyện xuống cơ sở tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Tiết mục văn nghệ của Đội tuyên truyền lưu động huyện xuống cơ sở tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh chủ yếu tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Trước thực trạng này, cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị-xã hội các cấp đã tăng cường các giải pháp, nhằm tuyên truyền, ngăn ngừa tình trạng tảo hôn, như: Tổ chức phát tờ rơi tuyên truyền; truyền thông tại các nhà trường; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Luật Hôn nhân và Gia đình.

Na Hang là huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Tuyên Quang, có dân số hơn 10.644 hộ với 47.619 khẩu, có 12 dân tộc sinh sống, trong đó: Dân tộc Tày chiếm 52,56%, Kinh 9,44%, Dao 27,64%, còn lại là các dân tộc khác. Theo thống kê, trong những năm trở lại đây, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn đã có chiều hướng giảm nhưng chưa bền vững. 6 tháng đầu năm 2024, số cặp vợ chồng tảo hôn trên địa bàn huyện là 01 cặp trên tổng số159 cặp đăng ký kết hôn. Tỷ lệ tảo hôn 6 tháng đầu năm 2024 là 0,62% so với tổng số cặp kết hôn.

Ông Hoàng Hùng Chảnh, Trưởng phòng Dân tộc huyện Na Hang, cho biết: Nguyên nhân của tình trạng trên là do một số hộ đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa cư trú phân tán, không tập trung, một số chưa thành thạo trong việc nghe và viết chữ phổ thông nên hạn chế trong tiếp cận tài liệu, thông tin tuyên truyền. Một số hộ gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu những điều kiện vật chất thiết yếu để nuôi dạy con cái, nên vẫn còn tình trạng trẻ em bỏ học giữa chừng dẫn đến kết hôn sớm...

Thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập trung vào những đối tượng thanh niên, vị thành niên có nguy cơ cao. Đặc biệt phải tổ chức cho các hộ dân ký cam kết không vi phạm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Công tác quản lý, ngăn chặn, phòng tránh tảo hôn và hôn nhân cận huyết là nhiệm vụ còn rất nhiều khó khăn. Sự vào cuộc của các ngành, các cấp là rất cần thiết. Đặc biệt, việc đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong hôn nhân cần được triển khai thường xuyên. Qua đó, nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân, gia đình, từng bước giảm thiểu và đi đến đẩy lùi nạn tảo hôn, kết hôn cận huyết vùng đồng bào các DTTS, góp phần nâng cao chất lượng dân số và chất lượng nguồn nhân lực.

Theo số liệu thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2023, tỷ lệ tảo hôn vùng đồng bào DTTS có xu hướng giảm dần. Tính trên địa bàn, vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh có 12.197 cặp kết hôn, trong đó có 390 cặp vợ chồng tảo hôn, chiếm 3,2%/tổng số cặp kết hôn. Mức giảm trong giai đoạn 2021-2023 là 0,4%. Quý I/2024 có 31 cặp vợ chồng tảo hôn.

Mặc dù công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết luôn được các cấp chính quyền, các ngành quan tâm, đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về các hệ lụy của vấn nạn tảo hôn... Tuy nhiên, tỷ lệ tảo hôn ở địa bàn các xã vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn cao.

Tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã lồng ghép vào các tiết mục văn nghệ mang lại hiệu quả rất cao trong công tác tuyên truyền tại thôn Nà Chác, xã Năng Khả, huyện Na Hang.
Tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã lồng ghép vào các tiết mục văn nghệ mang lại hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền tại thôn Nà Chác, xã Năng Khả, huyện Na Hang

Để giảm thiểu tình trạng này, cần tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý và nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong việc triển khai thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em vùng đồng bào DTTS&MN. Chú trọng đẩy mạnh và đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Triển khai thực hiện lồng ghép có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS&MN và các chương trình khác, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS. Tăng cường công tác phối hợp với các sở, ngành, các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cung cấp thông tin, truyền thông, tư vấn, hỗ trợ... bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ, hiệu quả, nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của đồng bào DTTS trong thực hiện các quy định của pháp luật. Từ tỉnh đến cơ sở chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, nhằm phát hiện, ngăn ngừa các đối tượng có nguy cơ tảo hôn; tăng cường quản lý Nhà nước về công tác hôn nhân và gia đình; thực hiện nghiêm việc xử lý các trường hợp vi phạm về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống theo quy định của pháp luật.

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 Chương trình MTQG phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS&MN năm 2024, trong các ngày đầu tháng 11/2024, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Na Hang đã phối hợp với Phòng Dân tộc huyện và UBND xã Thanh Tương, Thượng Giáp, Thượng Nông, Côn Lôn, Khâu Tinh, Đà Vị tổ chức Chương trình tuyên truyền tổng hợp “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS” tại các thôn, bản thu hút đông đảo người dân đến xem và cổ vũ.

Đây là hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp cho người dân nâng cao nhận thức về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân số; hôn nhân và gia đình; chăm sóc sức khỏe sinh sản, từ đó có ý thức tự giác chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng đời sống đồng bào và để chấm dứt vòng luẩn quẩn đói nghèo, thiếu hiểu biết, chất lượng dân số thấp.

Tin cùng chuyên mục
Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Ngày 11/12, tại cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, Tổ công tác Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng do Đại tá Lê Thành Công - Trưởng phòng Kinh tế sự nghiệp Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các nội dung, dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 - 2023 và tình hình triển khai nhiệm vụ năm 2024 - 2025 của đơn vị Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng.