Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản "giải bài toán" về tảo hôn

Huyền Khánh - 10:46, 23/10/2024

Ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống luôn là bài toán khó của nhiều địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS cao. Tại huyện Na Hang (Tuyên Quang) với sự góp sức tích cực, trách nhiệm của đội ngũ già làng, trưởng bản là Người có uy tín, thực trạng này đang từng bước được đẩy lùi...

Người có uy tín tích cực đến các hộ gia đình tuyên truyền, vận động bà con chấp hành chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước
Người có uy tín tích cực đến các hộ gia đình tuyên truyền, vận động bà con chấp hành chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước

Khi trưởng bản làm công tác “dân vận”

Tại huyện Na Hang, nơi đồng bào DTTS chiếm phần lớn số dân với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Với diện tích tự nhiên rộng, cộng thêm sự khác nhau giữa phong tục tập quán, văn hóa, tín ngưỡng khiến cho việc tiếp cận, tuyên truyền của các cán bộ thêm phần khó khăn.  

Tỉnh Tuyên Quang hiện có 1.115 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Với khả năng “nói dân tin, làm dân theo”, Người có uy tín luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp tin tưởng, bởi sức ảnh hưởng lớn trong công tác vận động đồng bào.

Do đó, việc bầu ra những già làng, trưởng bản, đồng thời là Người có uy tín luôn được chú trọng. Đây là những "hạt nhân" đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp gắn kết cộng đồng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tiên phong trong các phong trào hoạt động, giữ gìn an ninh trật tự, phát triển kinh tế, có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.

Thôn Nà Ngoãng, xã Côn Lôn, là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao và còn nhiều khó khăn của huyện Na Hang. Toàn thôn có 80 hộ dân nhưng tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trước đây luôn ở mức cao. 

Trước thực tế này, ông Nguyễn Văn Lý, Trưởng thôn, Người có uy tín của Nà Ngoãng đã tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào thay đổi nếp nghĩ, tập trung lao động sản xuất vươn lên thoát nghèo. Để tiếng nói có trọng lượng với người dân trong thôn, ông Lý tiên phong thay đổi tư duy làm kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Ông khởi nghiệp khi đã gần 50 tuổi. Năm 2012, ông bắt đầu trồng và chăm sóc 15ha rừng, với cây mỡ và keo. Sau vài năm thì rừng có thu nhập, kinh tế khấm khá, các con ra trường có việc làm ổn định. 

Ông Lý là người hiểu rõ tầm quan trọng của việc được học hành sẽ cơ hội vươn lên thoát nghèo, nên ông luôn dạy dỗ các con của mình phải học hành đến nơi đến chốn. Ban đầu là dạy các con, sau là khuyên bảo các cháu trong gia đình. Dần dần mọi người thấy được ý nghĩa của việc học nên đã quan tâm động viên con cái đi học, qua đó góp phần ngăn chặn được nạn tảo hôn...

Ông Lý cho biết thêm: “Khi được bầu làm Người có uy tín, tôi đã tích cực tuyên truyền đến người dân trong các buổi họp thôn, ngày đại đoàn kết ở khu dân cư. Bên cạnh đó, phối hợp với cán bộ thôn, xã đến từng hộ dân kiểm tra việc đăng ký kết hôn, mạnh tay xử lý theo hương ước, lập biên bản các cặp đôi chưa đủ tuổi chuẩn bị kết hôn và báo cáo với chính quyền để can thiệp kịp thời”.

Cũng giống như ông Lý, ông Nguyễn Văn Bộ, Trưởng thôn Nặm Cằm (xã Thượng Giáp) và là Người có uy tín, cũng là người chứng kiến không ít nỗi đau vì tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Khi được bầu làm Người có uy tín trong thôn, ông tâm niệm phải bằng mọi giá ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; bằng cách thường xuyên tuyên truyền đến bà con về những tác hại, hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Ông Bộ, nhớ lại: “Thoạt đầu, người dân không nghe, hoặc không quan tâm, song tôi nhận thấy phải kiên trì bằng phương pháp “mưa dầm thấm lâu”. Nói mãi rồi người dân cũng nghe. Nếu trước kia trong thôn thường xuyên có từ 4 đến 5 cặp tảo hôn, thì nay con số này đã giảm đáng kể”.

Người có uy tín được tham gia tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS
Huyện Na Hang chú trọng tổ chức các hội nghị tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS đến đội ngũ cốt cán, cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại địa phương

Đồng lòng, chung tay giải “bài toán” tảo hôn

Ông Hoàng Hùng Chảnh, Trưởng phòng Dân tộc huyện Na Hang cho biết, thực hiện Tiểu dự án 2 về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS, bên cạnh sự vào cuộc của các cấp, ngành, huyện cũng đã tăng cường phát huy vai trò “mũi nhọn” của Già làng, Trưởng bản là Người có uy tín ở cơ sở, nhờ đó số cặp vợ chồng tảo hôn qua các năm có xu hướng giảm dần.

Đặc biệt,  huyện Na Hang cũng đã xây dựng các kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng DTTS” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 - Dự án 9 Chương trình (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS và miền núi” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2024.

Để thực hiện hiệu quả Đề án và Kế hoạch trên, lhuyện đặc biệt chú trọng các hoạt động truyền thông, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị, các địa phương, phát huy vai trò của người cốt cán. Người có uy tín trong đồng bào DTTS và miền núi về tuyên truyền, vận động về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, chung tay gìn giữ và phát huy những phong tục, bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào, loại bỏ những tập quán, hủ tục lạc hậu; tạo sự đồng thuận trong xã hội, thay đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS; góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS.

Đồng thời, huyện Na Hang cũng tích cực tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại địa phương.

Cùng với đó, tiếp tục duy trì và triển khai mô hình “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” tại các địa bàn có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao; nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo cấp xã, thôn, bản trong việc tuyên truyền, tư vấn, giải quyết các vụ việc liên quan đến hôn nhân và gia đình tại thôn, bản; tăng cường tiếp cận thông tin và giáo dục cho học sinh người DTTS trong độ tuổi từ 13 tuổi đến 18 tuổi hiểu biết về sức khỏe sinh sản và nhận thức về hôn nhân và gia đình....

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.