Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mỹ, Brazil và Mexico có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới

PV - 10:42, 06/04/2021

Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch COVID-19 với 31.476.149 ca nhiễm và 569.082 ca tử vong. Brazil trở thành quốc gia đứng thứ hai thế giới về số ca mắc với 13.013.601 ca và số ca tử vong là 332.752. Đứng thứ ba thế giới là về số ca mắc là Ấn Độ với 12.684.477ca nhiễm. Trong khi đó Mexico trở thành quốc gia có số ca tử vong cao thứ ba thế giới với 204.147 ca.

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Mexico City, Mexico. (Ảnh: THX/TTXVN)
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Mexico City, Mexico. (Ảnh: THX/TTXVN)

Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 6/4 cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 132.327.849 ca, trong đó 2.871.523 ca tử vong và 106.615.933 ca đã được chữa khỏi.

Trong ngày hôm qua, thế giới ghi nhận thêm 397.012 ca nhiễm mới. Trong đó, Mỹ - nước chịu ảnh hưởng nhất của đại dịch COVID-19 - ghi nhận số ca nhiễm mới là 38.735 ca và 303 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 ở nước này lên lần lượt là 31.476.149 ca và 569.082 ca.

Brazil trở thành quốc gia đứng thứ hai thế giới về số ca mắc với 13.013.601 ca và số ca tử vong là 332.752. Riêng ngày hôm qua, nước này ghi nhận thêm 28.645 ca nhiễm mới. Đứng thứ ba thế giới là về số ca mắc là Ấn Độ với 12.684.477ca nhiễm, riêng trong ngày 5/4, Ấn Độ ghi nhận thêm 96.557 ca nhiễm mới. Trong khi đó Mexico trở thành quốc gia có số ca tử vong cao thứ ba thế giới với 204.147 ca.

Châu Âu là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (40.541.061 ca). Với 36.248.428 ca mắc, Bắc Mỹ là khu vực bị ảnh hưởng thứ hai. Tiếp đến là châu Á với 29.544.437 ca và Nam Mỹ với 21.622.044 ca. Châu Phi (4.312.985 ca) và châu Đại Dương (58.173 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.

Tại châu Âu, Pháp là quốc gia dẫn đầu về số ca mắc COVID-19 với 4.833.263 ca, trong đó 96.875 ca đã tử vong. Trong ngày 5/4, nước này ghi nhận thêm 10.793 ca nhiễm mới.

Tại Bắc Mỹ, Mexico là quốc gia có số ca mắc COVID-19 đứng thứ hai (sau Mỹ - quốc gia dẫn đầu khu vực và thế giới về số ca mắc và tử vong). Hiện Mexico ghi nhận 2.250.458 ca nhiễm, 204.147 ca tử vong.

Tại Nam Mỹ, sau Brazil, Colombia là nước chịu ảnh hưởng lớn thứ hai bởi đại dịch với 2.446.219 ca nhiễm, trong đó 64.094 ca đã tử vong.

Tại châu Phi, Nam Phi vẫn là quốc gia đứng đầu khu vực về số ca nhiễm với 1.552.416 ca, trong đó 52.995 ca đã tử vong.

Châu Đại Dương là khu vực bị ảnh hưởng ít nhất bởi đại dịch. Trong đó, Australia ghi nhận số ca mắc COVID-19 nhiều nhất với 29.357 ca, trong đó 909 ca đã tử vong.

Tại châu Á, giới chức y tế Nhật Bản đang lo ngại các biến thể của virus SARS-CoV-2 sẽ dẫn đến làn sóng lây nhiễm thứ 4 trong bối cảnh chỉ còn 109 ngày nữa là diễn ra Olympic Tokyo. Hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được cho là dễ lây lan hơn vẫn chưa xuất hiện rộng rãi tại Nhật Bản. Địa phương chịu ảnh hưởng dịch bệnh nặng nề nhất tại Nhật Bản là Osaka, với số ca nhiễm lên mức cao kỷ lục mới vào tuần trước, buộc chính quyền địa phương phải áp đặt các biện pháp phong tỏa mục tiêu trong vòng một tháng, kể từ ngày 5/4.

Ngày 5/4, nhà chức trách Malaysia thông báo các cá nhân vi phạm lệnh cấm đi lại sẽ phải chịu mức phạt lên đến 10.000 ringgit (2.400 USD). Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh cuối tuần này Malaysia sẽ bước vào tháng lễ Ramadan - thời điểm nhiều người dân sẽ tranh thủ đi du lịch hoặc trở về quê hương. Theo thông báo của Bộ Y tế Malaysia, ngày 5/4, nước này ghi nhận 1.070 ca nhiễm mới COVID-19 - mức thấp nhất kể từ giữa tháng 12/2020. Hiện Malaysia có tổng số 352.029 ca nhiễm, trong đó có 1.295 người không qua khỏi. Lệnh kiểm soát dịch chuyển có điều kiện hiện đang được áp dụng tại nước này là một trong những biện pháp nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.