Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mục tiêu cao nhất là hạnh phúc của Nhân dân

Sỹ Hào - 11:05, 12/02/2021

Thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong 5 năm qua, với nguồn lực đầu tư của Nhà nước và sự nỗ lực các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương, đời sống của người dân, nhất là đồng bào DTTS đã được nâng lên một bước. Mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân tiếp tục được các Đảng bộ đưa vào nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025, với nhiều đổi mới, sáng tạo mang tính đột phá.

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS là mục tiêu của các địa phương trong nhiệm kỳ 2020 - 2025. (Ảnh minh họa)
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS là mục tiêu của các địa phương trong nhiệm kỳ 2020 - 2025. (Ảnh minh họa)

Nhiệm kỳ 2015 - 2020 của các Đảng bộ trực thuộc Trung ương (trong đó có 63 Đảng bộ tỉnh, thành phố) đã khép lại trong năm Canh Tý nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng nhìn lại để thấy, trong nhiệm kỳ qua, cùng với việc tăng cường công tác xây dựng Đảng, các Đảng bộ đã tích cực, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền các địa phương và các tầng lớp Nhân dân vượt qua khó khăn, hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản của cả nhiệm kỳ nói chung, của năm 2020 nói riêng.

Kết quả của các địa phương đã làm nên thành tựu chung của cả nước. Báo cáo của Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương hôm 28/12/2020 cho thấy, trong bối cảnh toàn thế giới khủng hoảng vì đại dịch Covid-19, năm 2020 được đánh giá là năm thành công nhất của nước ta trong nhiệm kỳ qua.

Đó là, kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng dương, đạt 2,91% trong năm 2020, góp phần làm GDP trong 5 năm vẫn tăng trung bình 5,9%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Đáng mừng hơn là các chỉ số xã hội được cải thiện trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm. Dù chưa công bố nhưng theo tính toán của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, bước vào năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước giảm xuống còn 2,75% (đầu nhiệm kỳ, tỷ lệ hộ nghèo là 8,23%).

Còn theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm 2020, nhìn chung đời sống Nhân dân ổn định; thiếu đói trong nông dân hầu như không xảy ra trong những tháng cuối năm; ước tính thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt gần 4,2 triệu đồng/người/tháng…

Đó là một sự nỗ lực lớn của các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu cao nhất là ổn định, nâng cao đời sống của Nhân dân. Dẫu khó khăn về kinh tế do đại dịch Covid-19 là vô cùng lớn nhưng Đảng, Nhà nước, chính quyền các địa phương vẫn ưu tiên triển khai các chính sách an sinh xã hội, với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Những gói cứu trợ kịp thời từ ngân sách nhà nước đã phần nào vơi đi khó khăn cho hàng triệu lao động.

Hệ thống giao thông vùng DTTS miền núi đang được hoàn thiện. (Ảnh TL)
Hệ thống giao thông vùng DTTS miền núi đang được hoàn thiện. (Ảnh TL)

Đón Xuân Tân Sửu 2021, khởi động nhiệm kỳ mới, mục tiêu nâng cao đời sống của người dân đã được các Đảng bộ quán triệt sâu sắc trong các nghị quyết. Đặc biệt, với Yên Bái, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ tỉnh đã đưa chỉ số “hạnh phúc của Nhân dân” vào Nghị quyết Đại hội. Nghe qua thì có vẻ trừu tượng, nhưng thực tế chỉ số “hạnh phúc” từ trước tới nay vẫn hiện hữu trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, dù rằng cách hiểu về chỉ số “hạnh phúc” ở mỗi nơi, mỗi người khác nhau.

Ở Yên Bái nói riêng, vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung, chỉ số hạnh phúc không quá mơ hồ. Đó có thể là sinh kế bền vững; là những điều kiện phục vụ sản xuất, sinh hoạt cơ bản được đáp ứng; là bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc được gìn giữ, bảo tồn… Hạnh phúc hiểu đơn giản hơn là người dân được chăm sóc sức khỏe; hay có con đường mới để đi lại thuận lợi; là con em được chăm lo học hành…

Những chỉ số này đã từng bước được nâng lên từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Theo số liệu của Ủy ban Dân tộc, ở vùng đồng bào DTTS và miền núi hiện nay, 100% tuyến đường từ tỉnh đến trung tâm huyện lỵ đã được rải nhựa hoặc bê tông hóa; 98,4% xã có đường ô tô đến trung tâm huyện được cứng hóa; 100% xã, 97,2% thôn có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ DTTS được sử dụng điện đạt 96,7%; 100% xã có trường tiểu học, trung học cơ sở; 99,7% xã có trường mầm non, mẫu giáo; 99,5% xã có trạm y tế; 65,8% xã, 76,7% thôn có nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng…

Bước vào năm 2021, năm đầu tiên của nhiệm kỳ mới, thực hiện nghị quyết của các Đảng bộ, chính quyền các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi vững tin đón vận hội mới. Từ năm này, cùng với hai chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, các địa phương đón thời cơ mới từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đây là động lực mới để Đảng bộ các cấp quyết tâm hướng tới mục tiêu cao nhất là vì hạnh phúc của Nhân dân, dệt thêm những mùa Xuân tươi đẹp cho đất nước./.

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, tại 67 Đảng bộ trực thuộc Trung ương có 389 đồng chí là người DTTS tham gia Ban Chấp hành, đạt tỷ lệ 11,68%, cao hơn nhiệm kỳ trước 0,72%; có 113 Ủy viên Ban Thường vụ là người DTTS, đạt tỷ lệ 11,86%, cao hơn nhiệm kỳ trước 0,51% (riêng Cao Bằng ủy viên Ban Thường vụ là người DTTS chiếm 80%). Bí thư cấp ủy người DTTS là 6 đồng chí, đạt tỷ lệ 9,23%, cao hơn nhiệm kỳ trước 1,54%.

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.