Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Một già làng uy tín làm “vua hòa giải”

Tiên Sa - 10:23, 26/02/2021

Đối với người dân thôn RaÊ, xã Ating, huyện Đông Giang (Quảng Nam), già làng Alăng Phương, 70 tuổi, là Người có uy tín, gương mẫu, tích cực trong mọi công việc xã hội nên đã được bà con trong thôn tin yêu, trân trọng, quý mến bầu chọn làm già làng và được gọi với cái tên trìu mến “Già làng uy tín”.

Già làng uy tín Alăng Phương đang đan mâm mây giữ nghề đan đát truyền thống của người Cơ Tu.
Già làng uy tín Alăng Phương đang đan mâm mây giữ nghề đan đát truyền thống của người Cơ Tu.

Hơn 20 năm qua, già làng Alăng Phương đã kinh qua nhiều chức vụ như Trưởng Công an xã Ating (đã nghỉ hưu), Trưởng ban Quản lý bảo vệ rừng đặc dụng liên xã Ating và Sông Kôn… Ở cương vị nào, già cũng luôn phối hợp cùng cán bộ cơ sở trong thôn, xóm hòa giải thành công nhiều vụ việc, như: mâu thuẫn gia đình, tranh chấp đất đai, kinh tế, hôn nhân gia đình… Kể từ khi “già làng uy tín” được bầu làm Tổ trưởng Tổ Hòa giải thôn đến nay, tình hình xã hội, an ninh trật tự, đời sống của bà con trong thôn tiến bộ rõ rệt.

Để làm tốt công tác hòa giải, già làng Alăng Phương cho biết già thường “đến từng ngõ, gõ từng nhà” để truyên truyền, phổ biến pháp luật của Nhà nước như Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bảo vệ rừng, an toàn giao thông… và thuyết phục họ nhìn ra đâu là chân lý, sự thật, đâu là tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau… Kết quả, hầu như các cuộc hòa giải đều thành công, không để chuyện nhỏ xé to, không để đơn thư vượt cấp.

“Để có được thành tích trên, mình phải luôn gần gũi lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của bà con để qua đó có thể giúp đỡ và động viên, hòa giải… một cách hiệu quả hơn 10 trường hợp thành công tốt đẹp”, già Alăng Phương chia sẻ.

Nhờ sự tuyên truyền, vận động, giáo dục của già làng Alăng Phương cùng với Trưởng các đoàn thể tại thôn mà những thanh, thiếu niên “cá biệt” đã trưởng thành, một số đã lập gia đình và sống có trách nhiệm đối với gia đình cũng như cộng đồng dân cư. Mọi tác phong, ngôn ngữ, cử chỉ, tư cách… của thanh, thiếu niên ngày càng cải thiện, cảnh say sưa, đàn đúm không còn xảy ra.

Những năm qua, già làng Alăng Phương thấy nghề truyền thống đan đát của người Cơ Tu ngày càng mai một. Để mang lại sự quan tâm của người dân, nhất là lớp trẻ, năm 2020 già Alăng Phương bắt đầu đan mâm mây, một loại mâm đan bằng mây và lồ ô rất khó đan của người Cơ Tu. 

Đến nay, già đã đan được 10 mâm tròn và 1 mâm dài. Vừa qua, già làng Alăng Phương đã bán đước 2 mâm tròn (giá 3 triệu đồng/cái) và 1 mâm dài (giá 5 triệu đồng/cái). Song song với công việc đan mây, già làng còn truyền nghề cho lớp trẻ với mong muốn để thế hệ trẻ giữ lại văn hóa dân tộc Cơ Tu trên đại ngàn Trường Sơn.

Với những thành tích nói trên, “Già làng uy tín” Alăng Phương nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen của các cấp, các ngành, sự tin yêu, quý mến của dân làng. Đặc biệt, năm 2019, già làng Phương vinh dự nhận Giấy khen: “Đã có thành tích xuất sắc trong 5 năm thi hành Luật hòa giải cơ sở”của UBND xã Ating khen tặng.  

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận