Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia Lai: Biểu dương Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

PV - 16:09, 28/12/2020

Ngày 28/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị gặp mặt, biểu dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai lần thứ 3 (giai đoạn 2018 - 2020) với hơn 450 già làng uy tín tham dự.

Trao Bằng khen cho 200 cá nhân vì có nhiều đóng góp thành tích xuất sắc trong việc tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư giai đoạn 2018 - 2020.Ảnh: Quang Thái – TTXVN
Trao Bằng khen cho 200 cá nhân vì có nhiều đóng góp thành tích xuất sắc trong việc tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư giai đoạn 2018 - 2020.Ảnh: Quang Thái – TTXVN

Theo thông tin tại Hội nghị, đến năm 2020 tỉnh Gia Lai có trên 950 già làng uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, là những người có nhiều đóng góp trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự địa phương, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

Thông qua các cuộc vận động như “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, gắn với thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 13/02/2018 của Tỉnh ủy Gia Lai về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”; cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phát động; phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”… vai trò của các già làng có uy tín đã phát huy hiệu quả rất lớn, góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn an ninh trật tự tại buôn làng.

Nhiều già làng tiêu biểu như ông Ksor Ry (thôn Bôn Sô Ma Lơng, xã Ia Peng, huyện Phú Thiện), ông Ksor Khít (thôn Bôn Mi Hoan, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện) đã tích cực phối hợp với cán bộ thôn vận động người dân di dời, sắp xếp trên 60 nhà ở, di dời một nhà rông truyền thống theo vị trí quy hoạch, vận động 74 hộ dân di dời chuồng bò ra khỏi gầm sàn nhà, hướng dẫn làm được 100 vườn rau xanh phục vụ đời sống, vận động người dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong sử dụng các công trình được Nhà nước đầu tư.

Tại huyện Chư Păh, ông Rơ Châm Kớt (làng Kênh, xã Nghĩa Hòa), ông Rơ Châm Nhích (làng Hreng, xã Hòa Phú, ông Kpă Kraih)... đã tích cực vận động nhân dân tham gia đóng góp được trên 300 triệu đồng và hàng trăm ngày công, hiến gần 10.000m2 đất vườn, tháo dỡ 4.000m hàng rào và 1.000m tường rào để mở đường làng rộng từ 5m trở lên.

Tại thị xã An Khê có bà Đinh Thị Lớt (làng Pốt, xã Song An) và ông Đinh Buốc (làng Hòa Bình, xã Tú An) đã tích cực phối hợp với Ban công tác Mặt trận Tổ quốc và các chi hội đoàn thể ở thôn tuyên truyền, vận động, hướng dẫn để đồng bào biết cách thức làm ăn, biết vận dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, biết quản lý kinh tế gia đình, tích lũy để tái đầu tư sản xuất, góp phần đẩy nhanh việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn…

Đội ngũ già làng uy tín đã phát huy tốt vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng ở cơ sở. Ảnh: minh họa
Đội ngũ già làng uy tín đã phát huy tốt vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng ở cơ sở. Ảnh: minh họa

Bên cạnh đó, người có uy tín tiêu biểu trên địa bàn các xã biên giới đã tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động con cháu, dòng họ và quần chúng nhân dân đề cao cảnh giác trước âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch và các đối tượng xấu, nhất là không tiếp tay, che dấu, dẫn đường vượt biên, kịp thời cung cấp cho ngành chức năng hàng trăm nguồn tin có giá trị phục vụ công tác đấu tranh ngăn chặn, trấn áp tội phạm.

Tiêu biểu như ông Siu Pyeo, làng Mook Đen 2, xã Ia Dom (huyện Đức Cơ); ông Ksor Bơng, làng Bi, xã Ia O (huyện Ia Grai) đã tích cực vận động các gia đình có nương, rẫy giáp đường biên tự quản cột mốc, đoạn biên giới thuộc phần đất mình canh tác; thường xuyên phối hợp cung cấp thông tin cho ngành chức năng, tham gia phòng, chống tội phạm khu vực biên giới, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội khu vực biên giới.

Tại Hội nghị, UBND tỉnh Gia Lai và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã tặng Bằng khen cho 200 người có uy tín tiêu biểu về thành tích xuất sắc trong việc tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.