Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Một chính sách giải quyết nhiều khó khăn

PV - 22:37, 13/03/2018

Nghị định số 06/2018/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/2/2018. V

iệc bổ sung chính sách này là một niềm vui lớn đối với trẻ em và giáo viên trên cả nước, đặc biệt là tại các khu vực khó khăn, vùng DTTS.

Trước đây, ở những vùng khó khăn, do điều kiện nên trẻ em khi đến tuổi đi học thường ít được đến trường, nhỏ thì theo bố mẹ lên nương làm rẫy, lớn thì phụ giúp công việc gia đình.

Thế nhưng từ khi có chính sách hỗ trợ ăn trưa của Nhà nước cho trẻ em thuộc diện khó khăn theo quy định tại Quyết định số 239/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg các cơ sở mầm non đã có điều kiện để tổ chức ăn bán trú tại trường cho trẻ. Nhờ đó tỷ lệ huy động trẻ ra lớp tăng lên rõ rệt, đảm bảo chuyên cần và duy trì tốt việc học 2 buổi/ngày, tạo điều kiện để chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn.

Nghị định 06/2018/NĐ-CP giải quyết rất nhiều khó khăn cho giáo dục mầm non. Nghị định 06/2018/NĐ-CP giải quyết rất nhiều khó khăn cho giáo dục mầm non.

 

Thế nhưng, Quyết định 60/2011/QĐ-TTg chỉ có hiệu lực đến hết năm học 2014-2015 đã gây khó khăn rất nhiều cho các trường mầm non thuộc khu vực mà trong Quyết định 60 đã quy định. Do đó, chất lượng giáo dục mầm non không được đảm bảo, trẻ không được ra lớp hoặc chỉ ra 1 buổi/ngày, không được ăn trưa tại trường… Nhiều khó khăn là vậy, nhưng không vì thế mà đội ngũ giáo viên mầm non thôi nỗ lực cống hiến, vượt qua rào cản, cố gắng giúp đỡ trẻ nhỏ được đến trường.

Như tại Trường Mẫu giáo số 2 Kim Sơn (huyện Bảo Yên, Lào Cai), vốn là một trường nằm ở khu vực vùng 3, dân số chủ yếu là người DTTS, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Thế nhưng các cô giáo nơi đây đã linh hoạt vận động thêm sự đóng góp của phụ huynh và các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tăng gia sản xuất, góp lương thực, thực phẩm để đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường.

Cô giáo Đoàn Thị Thanh Bình, Hiệu trưởng trường Mẫu giáo số 2 Kim Sơn cho hay, từ khi Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg hết hiệu lực nhà Trường rất lo lắng, cuộc sống của các cô giáo và trẻ đều đang gặp khó khăn, chưa biết xoay sở thế nào. Rất vui mừng khi Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2018/NĐ-CP, không những mở rộng đối tượng trẻ nhỏ được hỗ trợ mà còn góp phần đảm bảo cuộc sống của đội ngũ giáo viên.

Hiện nay, đối với giáo viên mầm non trực tiếp dạy 2 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên còn được hỗ trợ thêm một khoản tiền là 450 nghìn đồng/tháng, thời gian hưởng hỗ trợ là 9 tháng/1 năm. Số tiền hỗ trợ đã giảm gánh nặng về kinh tế không hề nhỏ cho đội ngũ giáo viên mầm non.

Theo cô Bình cho biết, năm học này, toàn trường có 239 trẻ, trong đó chiếm 70% là trẻ em người DTTS, chủ yếu là người Tày và Dao nên vấn đề giao tiếp với trẻ và gia đình trẻ nhiều khi gặp khó khăn. Nay đội ngũ giáo viên đã được tham gia học nói và chữ viết của người DTTS để có thể giao tiếp tốt hơn, dễ dàng nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của gia đình và trẻ nhỏ.

Cô Bình chia sẻ: “đời sống của giáo viên mầm non hiện còn gặp nhiều khó khăn, giáo viên chịu nhiều áp lực, thời gian, cường độ làm việc căng thẳng mà thu nhập lại chưa tương xứng với công sức bỏ ra. Nghị định số 06/2018/NĐ-CP được ban hành là một niềm vui lớn đối với trẻ em mầm non vùng khó khăn, trẻ em DTTS và đội ngũ giáo viên mầm non chúng tôi”.

Điểm mới là Nghị định 06/2018/NĐ-CP sẽ mở rộng đối tượng ăn trưa cho trẻ mẫu giáo và kinh phí hỗ trợ được tính theo % lương cơ sở, đồng thời bổ sung chính sách cho giáo viên mầm non trực tiếp dạy 2 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên ở các điểm lẻ hoặc trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người DTTS tại các điểm lẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

HOÀNG QUÝ

 

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận