Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Mongol Biyelgee - Điệu múa dân gian truyền thống của người Mông Cổ

Yến Nhi (Biên dịch T/h) - 15:44, 02/12/2021

Mongol Biyelgee bắt nguồn từ lối sống du mục và được coi là tiền thân ban đầu của các điệu múa dân tộc Mông Cổ.

Điệu múa dân tộc Mông Cổ. Ảnh: Mongolian.
Điệu múa truyền thống của người Mông Cổ. Ảnh: Mongolian.

Mongol Biyelgee hay còn gọi là múa dân gian truyền thống Mông Cổ được biểu diễn bởi các vũ công đến từ các dân tộc khác nhau ở các tỉnh Khovd và Uvs của Mông Cổ.

Các điệu múa này nhấn mạnh vào sự chuyển động khoáng đạt của cánh tay và sự phối hợp nhịp nhàng giữa cổ tay và vai. Các cử động tay, vai và chân cũng thể hiện các khía cạnh khác nhau trong lối sống của người Mông Cổ như: Lao động gia đình, phong tục, truyền thống, cũng như các đặc điểm tâm linh gắn liền với các nhóm dân tộc khác nhau.

Mông Cổ được biết đến là một dân tộc rất gần gũi với loài ngựa của vùng thảo nguyên, do đó không ngạc nhiên khi trong vũ điệu truyền thống của những người dân du mục này có rất nhiều động tác mô phỏng hoạt động của loài ngựa. Những động tác như ngựa phi nước đại, ngựa chồm lên, hay cưỡi ngựa, cũng như phong cách sống du mục, tất cả đều là nguồn cảm hứng cho những vũ điệu đầy ấn tượng. Ngoài ra người dân Mông Cổ cũng rất sùng bái chim ưng, động tác dang rộng cánh tay trong những điệu múa chính là phỏng theo động tác dũng mãnh của chim ưng giang cánh trên bầu trời bao la.

Lòng hiếu khách đặc biệt quan trọng đối với người Mông Cổ, được thể hiện nổi bật trong những điệu múa của họ. Những chiếc bát, ly rượu và cả bó đũa được sử dụng như những đạo cụ đặc trưng trong các tiết mục. Các điệu múa Mông Cổ mang đến cho khán giả sự sôi nổi, tràn đầy năng lượng và sự hăng hái.

Biyelgee, đã được UNESCO công nhận là Tài sản văn hóa phi vật thể. Ảnh: Chinadaily.
Biyelgee, đã được UNESCO công nhận là Tài sản văn hóa phi vật thể. Ảnh: Chinadaily.

Các vũ công Biyelgee thường mặc quần áo và đeo đồ trang sức bằng vàng và bạc đặc trưng cho nhóm dân tộc của họ.

Các điệu múa đóng một vai trò quan trọng trong các sự kiện gia đình và cộng đồng của người Mông Cổ như lễ tết, kỷ niệm, đám cưới,... Biyelgee giúp người Mông Cổ thể hiện bản sắc dân tộc riêng biệt và thúc đẩy sự đoàn kết cộng đồng, sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc Mông Cổ khác nhau. Mongol Biyelgee được truyền sang thế hệ trẻ thông qua gia đình, dòng tộc hoặc khu phố. Ngày nay, phần lớn những người truyền bá vũ điệu Biyelgee là người cao tuổi, và số lượng càng ngày càng giảm dần.

Vào tháng 7 năm 2013, có 5204 người biểu diễn Biyelgee mặc trang phục truyền thống của Mông Cổ đã được ghi vào kỷ lục Guinness thế giới. Sự kiện này đã thu hút những người biểu diễn đến từ hơn 10 nhóm dân tộc khác nhau bao gồm Zakhchin, Bayad, Torguud, Kazakh, Buryat, Uuld, Khoton, Uriankhai và Durvud.

Sự hội tụ đầy màu sắc và độc đáo này là sự thể hiện của lịch sử, truyền thống và nền văn hóa hàng thế kỷ, thể hiện trong nghệ thuật chuyển động cơ thể linh hoạt. Người biểu diễn lớn tuổi nhất của sự kiện là một cụ bà 82 tuổi và người trẻ nhất là một cậu bé 3 tuổi.

Năm 2009, điệu múa dân gian truyền thống của Mông Cổ, Biyelgee, đã được UNESCO công nhận là Tài sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp do số lượng người biểu diễn duy trì nét đặc biệt của điệu múa ở dạng nguyên bản đã giảm.

Tin cùng chuyên mục
Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhân lên tình người vượt mưa lũ. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm. Già làng Alăng Đàn làm cầu treo cho dân. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.