Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Món quà đặc biệt ý nghĩa dành tặng đồng bào DTTS&MN

Hương Trà - 09:21, 05/11/2019

Niềm vui, niềm tin Quốc hội sẽ phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 (Gọi tắt là Đề án) và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia, sẽ là món quà đặc biệt, ý nghĩa dành tặng đồng bào vùng DTTS&MN.

Đồng bào DTTS tin tưởng vui mừng về những đổi thay ở vùng DTTS&MN.
Đồng bào DTTS tin tưởng vui mừng về những đổi thay ở vùng DTTS&MN.

Ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV (ngày 21/10/2019), Quốc hội đã nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình phê duyệt Đề án. 

Trong phiên thảo luận tại tổ, đặc biệt là phiên thảo luận toàn thể tại Hội trường (sáng 1/11), Đề án đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ, đánh giá rất cao của các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Đã có gần 60 ĐB đăng ký phát biểu, trong đó có 27 ĐB phát biểu tại Hội trường. Trước đồng bào và cử tri cả nước, ĐBQH nhiều lần nhắc đến từ đánh giá cao, nhất trí, tán thành, kỳ vọng, tha thiết đề nghị Quốc hội phê duyệt…

Đánh giá cao vai trò chủ trì xây dựng Đề án của UBDT, nhiều ĐB đã dành lời khen cho sự chuẩn bị công phu, nghiêm túc, khoa học, có tính lý luận và thực tiễn cao. Nhất trí cao với các mục tiêu, giải pháp nêu trong dự thảo Đề án, các ĐB cũng phân tích, làm rõ thêm những tồn tại, khó khăn, qua đó đề xuất những giải pháp cụ thể để thực hiện Đề án.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến đã phát biểu tiếp thu ý kiến và giải trình, làm rõ thêm về Đề án. Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT đã gửi gắm niềm tin: “Quốc hội ấn nút phê duyệt Đề án và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia tại kỳ họp này là một món quà vô cùng đặc biệt, thật sự ý nghĩa tặng cho đồng bào DTTS&MN trước thềm Đại hội Đại biểu các DTTS toàn quốc lần thứ II sẽ được tổ chức vào tháng 4/2020. Việc Quốc hội đã dành trọn một buổi để thảo luận Đề án do Chính phủ trình, đó là sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, là tình cảm sâu nặng dành cho đồng bào DTTS&MN. Lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc hội thảo luận về Đề án dành riêng cho vùng DTTS&MN”.

Lần đầu tiên trong lịch sử UBDT được giao chủ trì, phối hợp xây dựng một Đề án lớn để Chính phủ trình Quốc hội, UBDT đã tận tâm, tận lực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng “Đây là một trong những Đề án rất khó khăn, phức tạp, nhưng với sự cố gắng, nỗ lực rất cao, UBDT đã chủ động và phối hợp với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội để chuẩn bị nhiều cuộc thảo luận và xin ý kiến”.

Có thể thấy, vai trò của UBDT ngày càng nâng cao, công tác dân tộc đã có rất nhiều khởi sắc và vùng đồng bào DTTS&MN đã ngày càng nhận được sự quan tâm, ủng hộ rất lớn của đại biểu qua các kỳ họp.

Tờ trình của Chính phủ đã chỉ rõ, vùng đồng bào DTTS&MN là vùng có 5 nhất: Nơi khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. ĐBQH bổ sung thêm những cái nhất nữa ở vùng này, như: Vùng chịu nhiều tổn thất nhất bởi thiên tai, biến đổi khí hậu... Tất cả những phân tích đó, để thấy rằng, tính cấp thiết của Đề án này đối với sự phát triển vùng đồng bào DTTS&MN.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định, đây cũng là vùng nhận được sự quan tâm nhiều nhất của Đảng, Nhà nước với nhiều chính sách nhất. “Tin tưởng rằng, chúng ta sẽ thực hiện thành công Đề án quan trọng này của quốc gia. Quốc hội nhất trí cao về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về Đề án Tổng thể này”, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng tin tưởng.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận