Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Món quà âm nhạc dành cho thiếu nhi Chăm

PV - 09:05, 01/03/2022

Với mong muốn dành tặng món quà âm nhạc ý nghĩa cho các em nhỏ và cộng đồng người Chăm, nhạc sĩ Inư Tuấn đã dày công tìm kiếm những giọng ca nhí ở các buôn làng và tập luyện cho các em hát song ngữ Chăm - Việt để thực hiện album Quê hương em với 10 ca khúc thiếu nhi. Album đã phát sóng trên kênh VTV5 Đài TH Việt Nam và được công chúng đón nhận, yêu thích...

Album nhạc thiếu nhi Chăm “Quê hương em” của nhạc sĩ Inư Tuấn
Album nhạc thiếu nhi Chăm “Quê hương em” của nhạc sĩ Inư Tuấn

Nhạc sĩ Inư Tuấn tên thật là Lộ Minh Tuấn, anh là con trai của nhạc sĩ, NSƯT Amư Nhân. Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật ở làng Chăm Phú Nhuận, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận), sau khi tốt nghiệp Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh, anh được kết nạp hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Đến nay, anh đã sáng tác gần 100 ca khúc về tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu đôi lứa... Nhiều ca khúc xuất sắc được trao giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam như: Cô gái Chăm bên dòng sông hò hẹn (giải B năm 2016), Đất Tháp ngày nắng lên (giải B năm 2017), Lời hẹn bên dòng sông (giải C năm 2019), Thuyền ra khơi (giải C năm 2021)…

Nói về album nhạc thiếu nhi Quê hương em, nhạc sĩ Inư Tuấn chia sẻ: Âm nhạc Chăm rất phong phú về chất liệu, tuy nhiên những ca khúc dành cho các em thiếu nhi thì lại rất ít, trong khi đây lại là thế hệ tương lai gìn giữ và phát huy giá trị âm nhạc truyền thống. Với suy nghĩ đó, tôi đã ấp ủ dự án âm nhạc dành riêng cho trẻ em người Chăm. 10 ca khúc trong album được sáng tác và hòa âm phối khí dựa trên nền tảng chất liệu âm nhạc dân gian Chăm như các bài bản nhạc lễ, các bài dân ca; khai thác tính năng nhạc cụ truyền thống như các tiết điệu trống Ginăng, Paranưng, kèn Saranai, đàn Kanhi, lục lạc… Tất cả được chắt lọc, biến tấu để phù hợp với đối tượng thiếu nhi.

Bằng tâm huyết, đam mê dành cho âm nhạc, tình yêu trẻ thơ và sự hỗ trợ của cộng đồng, nhạc sĩ Inư Tuấn đã hoàn tất album nhạc Quê hương em. Mỗi bài hát trong album là một bức tranh với những gam màu tươi sáng, dạy các em rằng tình yêu quê hương, đất nước cần bắt đầu từ những điều bình dị, gần gũi nhất với các em mỗi ngày. Có lẽ, chính sự mộc mạc của ca từ kết hợp với chất liệu dân ca Chăm đã cùng các em lớn lên bên cánh võng mà các ca khúc của nhạc sĩ Inư Tuấn dễ dàng thấm sâu vào tâm hồn thiếu nhi Chăm.

Album được cộng đồng đón nhận vượt cả mong đợi. Chia sẻ thêm về những dự định trong thời gian tới, nhạc sĩ Inư Tuấn cho biết: “Tôi đang tiếp tục thực hiện album thứ 2 tuyển tập ca khúc thiếu nhi Chăm của nhiều tác giả như cố nhạc sĩ Đàng Năng Quạ, cố nhạc sĩ Tân Tu, nhạc sĩ Kiều Đại Thọ, nhạc sĩ Amư Nhân và nhiều nhạc sĩ trẻ khác. Ngoài ra, trong năm 2022 tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và sáng tác nhiều ca khúc mới có giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật thiết thực chào mừng Kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Ninh Thuận (1/4/1992 - 1/4/2022). Đặc biệt là triển khai đưa tinh thần Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 vào thực tiễn sáng tác, tích cực góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ địa phương, đồng thời giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của văn hóa Chăm và nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.