Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mơ ước cống hiến cho quê hương của cô sinh viên dân tộc rất ít người

Thúy Hồng - 07:02, 20/12/2023

Sùng Thị Vân dân tộc Lô Lô, từng là một trong những nữ sinh của Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc luôn được thầy cô và bạn bè tự hào về thành tích học tập. Hiện tại Sùng Thị Vân là sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia. Tại Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc tiêu biểu toàn quốc năm 2023, Vân là một trong những gương mặt tiêu biểu thuộc nhóm dân tộc rất ít người được vinh danh.

Em Sùng Thị Vân là một trong những sinh viên dân tộc rất ít người được tuyên dương tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu xuất sắc toàn quốc năm 2023
Em Sùng Thị Vân là một trong những sinh viên dân tộc rất ít người được tuyên dương tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu xuất sắc toàn quốc năm 2023

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất khô căn sỏi đá của huyện Đồng Văn của tỉnh Hà Giang, bố là công chức, mẹ là công nhân, Sùng Thị Vân luôn nhận thức được rõ trách nhiệm của mình đối với quê hương, đó là ước mơ học tập thật tốt để sau có thể trở thành một người có ích cho xã hội. Đóng góp sức lực của bản thân để xây dựng quê hương.

Sùng Thị Vân chia sẻ, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa đầu Tổ quốc, nhưng cuộc sống của bà con nơi đây rất khó khăn, vất vả, nên em luôn cố gắng nỗ lực để học thật giỏi. Em tự hào khi được là cô gái dân tộc Lô Lô, thuộc thành phần dân tộc thiểu số rất ít người.

Tốt nghiệp cấp hai, là dân tộc rất ít người nên Sùng Thị Vân đã may mắn được theo học tại Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc. Ngôi trường này đã giúp Vân có được những kiến thức và đạt được ước mơ của mình.

Vân kể: Em rất may mắn khi em biết đến mái ấm vùng cao Việt Bắc. Đặc biệt hơn khi biết nơi đây là "Địa chỉ đỏ" đào tạo con em các dân tộc thiểu số nên càng thôi thúc bản thân em phải được sống trong môi trường này để học tập rèn luyện. Được sống trong môi trường nội trú, giao lưu với các bạn bè, dân tộc, văn hoá khác nhau giúp em trưởng thành và tự lập hơn khi phải xa gia đình.

Trong suốt 12 năm học Sùng Thị Vân luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Năm lớp 11 Vân thi học sinh giỏi cấp trường được giải khuyến khích môn giáo dục công dân. Tại kỳ thi đại học vừa qua, Sùng Thị Vân đã trúng tuyển vào Học viện Hành chính Quốc gia với 27 điểm. Đây là niềm vinh dự, tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè.

Em Sùng Thị Vân (giữa) cùng các bạn
Em Sùng Thị Vân (giữa) cùng các bạn

Chia sẻ về việc lựa chọn học những môn xã hội, Sùng Thị Vân bảo, khi bắt đầu lên cấp 3 em nhận thấy bản thân mình thích những môn về xã hội, đặc biệt là đối với môn giáo dục công dân. Khi bắt đầu học em rất hứng thú, bởi đây cũng là môn học gần gũi với chúng em, giáo dục cho chúng em về phẩm chất đạo đức, pháp luật cơ bản và những kiến thức của môn học đều có thể áp dụng được vào thực tiễn.

Với Vân những môn xã hội không phải là cứ học thuộc học thuộc, mà còn phải thật sự hiểu về nó, nếu chỉ học thuộc thì rất nhàm chán và khó học nên em luôn đem những kiến thức học được đến gần với cuộc sống nhất, môn GDCD đã giúp em làm được điều đó bởi kiến thức luôn xoay quanh những vấn đề về con người, xã hội.

Sùng Thị Vân cho biết: Không chỉ riêng với môn GDCD mà với tất cả các môn học, đối với em điều quan trọng nhất vẫn là chú ý nghe giảng, những kiến thức sẽ được tiếp thu và ghi nhớ tốt nhất khi chúng ta chú ý lắng nghe những ý quan trọng mà thầy cô nói đến và ghi chép ngay. Đó cũng là điều mà thầy cô luôn dặn chúng em là phải chú ý nghe giảng. Khi trên lớp đã tiếp thu được lượng kiến thức quan trọng nhất định, thì việc tự học cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Mong ước của Vân sau khi hoàn thành xong chương trình học, có khoảng thời gian trải nghiệm ở Hà Nội để trau dồi thêm kỹ năng sống và chuẩn bị thật tốt kiến thức chuyên môn để có thể thực hiện được ước mơ, trở thành nhà lãnh đạo quản lý góp phần đưa quê hương phát triển. “Em rất mong muốn có thể trở về quê hương để cống hiến và làm việc” Sùng Thị Vân chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.