Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mô hình mới trong xây dựng nông thôn mới

Tùng Nguyên - 23:49, 11/08/2020

Việc xây dựng nông thôn mới (NTM) với cách làm phù hợp là rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, cũng như góp phần bảo tồn được bản sắc riêng cho vùng, miền. Mô hình “Làng nông thôn mới trong đồng bào DTTS” ở Gia Lai là một cách làm sáng tạo, mang lại hiệu quả để đưa các xã khó khăn vùng DTTS và miền núi “về đích” NTM.

Một góc làng Hek, xã Chư A Thai, sau khi được quy hoạch xây dựng làng NTM
Một góc làng Hek, xã Chư A Thai, sau khi được quy hoạch xây dựng làng NTM

Làng Pông, làng Trớ, làng Hek, làng King Pêng từng là 4 làng khó khăn nhất của Chư A Thai, huyện Phú Thiện (Gia Lai), dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc Ba Na. Chưa tính tới việc thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM, chỉ tính riêng công tác giảm nghèo ở 4 làng này thực sự không hề dễ dàng. 

Từ năm 2016, huyện Phú Thiện đã triển khai đề án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu xây dựng NTM cho 4 làng này. Trong đó làng Pông được thí điểm để triển khai mô hình “Làng NTM trong đồng bào DTTS”. 

Theo đó, các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ được tập trung để xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất. Nhưng các hạng mục đầu tư, hỗ trợ đều được sắp xếp, quy hoạch theo hướng xây dựng làng Pông mang đậm bản sắc và cốt cách của làng đồng bào DTTS vùng Tây Nguyên.

Sau 4 năm đầu tư thí điểm, làng Pông đã “thay da đổi thịt”. Hiện, mỗi hộ dân trong làng có ít nhất 600m2 đất gồm 200m2 đất làm nhà sân, 200m2 làm vườn rau và 200m2 làm chuồng nuôi nhốt gia súc. Làng Pông hiện có cảnh quan, môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp; có hàng rào, vườn rau, nhà vệ sinh, khu chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường...

Từ thành công thí điểm ở làng Pông, năm 2018, huyện Phú Thiện tiếp tục mở rộng thực hiện ở 3 làng còn lại. Hiện, ở 4 làng đã hình thành nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, như: Mô hình cánh đồng mía lớn 87,1ha; mô hình trồng điều ghép diện tích 8,6ha, mô hình trồng mì 2ha, mô hình trồng lúa cạn 20ha… Riêng làng Hek, chỉ sau hơn 1 năm thực hiện mô hình đã đạt 15/19 tiêu chí xây dựng NTM. 

(Chuyên mục có sự phối hợp của Văn phòng điều phối NTM Trung ương)

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.