Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cuộc sống mới của đồng bào Cống

Nhật Minh - 09:33, 10/08/2020

Đồng bào dân tộc Cống ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè (Lai Châu) luôn thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong di dân tái định cư, xóa bỏ các hủ tục; tích cực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nông thôn mới.

Phụ nữ dân tộc Cống với trang phụ truyền thống.
Phụ nữ dân tộc Cống với trang phụ truyền thống.

Ông Trang Văn Hân, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Nậm Khao cho biết: Xã Nậm Khao trước kia có 6 bản, thực hiện chủ trương sáp nhập nay còn 4 bản. Trong đó người Cống chiếm trên 60% dân số toàn xã.

Để việc tuyên truyền những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đạt hiệu quả, ngoài việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc Cống để bà con dễ nghe, dễ hiểu và áp dụng thực hiện ngay, thì Đảng bộ xã đã chỉ đạo lồng ghép tuyên truyền những mô hình hay, cách làm hiệu quả, những việc làm cụ thể như: Không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết, không sinh con thứ ba; không tổ chức đám tang quá hai ngày; mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi phát triển kinh tế...

Từ sự gương mẫu đi đầu của 7 chi bộ, 137 đảng viên cùng với việc gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa, chăm lo phát triển kinh tế luôn được người dân đặc biệt quan tâm. Người dân đã đưa các loại cây hoa màu, giống ngô, lúa mới cho năng suất, chất lượng cao vào canh tác. Nhờ đó năng suất lúa toàn xã đạt khoảng 5 tấn/ha. Nhiều gia đình thu về 4 - 5 tấn thóc mỗi năm, như: Gia đình ông Lò Văn Hùng bản Xám Lắng, Khoàng Văn Dơn bản Láng Phiếu… Bên cạnh đó, nhiều gia đình tập trung vào chăn nuôi trâu, từ đó vươn lên trở thành những hộ có kinh tế khá trên địa bàn, như: Gia đình ông Chảo Văn Sơn bản Xám Lắng; Khoàng Văn Khừ, Khoàng Văn San, Phéng Văn Lồng bản Láng Phiếu có 8 - 10 con trâu.

Có thể khẳng định, sự tích cực chủ động trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế của cán bộ, đảng viên và người dân đã góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

“Từ xã nghèo của huyện, người dân còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, đến nay bộ mặt nông thôn Nậm Khao dần đổi thay. Đời sống vật chất, mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; xã đã hoàn thành được 14/19 tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới; 100% bản có quy ước và có đội văn nghệ hoạt động thường xuyên; số hộ nghèo giảm từ 65% của 2015, đến nay còn 43%, trong đó 2 bản người Cống chỉ còn 26%”, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Trang Văn Hân cho biết thêm.

Từ xã nghèo của huyện, người dân còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, đến nay bộ mặt nông thôn Nậm Khao dần đổi thay. Đời sống vật chất, mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; xã đã hoàn thành được 14/19 tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới”.

Ông Trang Văn Hân Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Nậm Khao

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.