Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Miền Trung: Mưa lớn trái mùa, đã có thương vong về người

Khánh Ngân - 11:27, 02/04/2022

Tính đến sáng nay, 2/4, mưa lớn trái mùa ở các tỉnh miền Trung đã làm 2 người chết, 1 người mất tích và hàng trăm tàu thuyền bị đánh chìm. Các địa phương đang khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn, trục vớt tàu thuyền bị đánh chìm.

Chính quyền xã Hải Lâm họp khẩn trong đêm 1/4 để bàn về các phương án phòng chống lũ
Chính quyền xã Hải Lâm họp khẩn trong đêm 1/4 để bàn về các phương án phòng chống lũ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, mưa lớn trái mùa tiếp tục diễn ra từ Quảng Trị cho đến Quảng Nam. Với lượng mưa phổ biến 100 - 200 mm, nhiều sông nước đã lên mức báo động II.

Theo đó, tổng lượng mưa ở Quảng Trị - Quảng Ngãi từ 200 - 500 mm; Bình Định - Khánh Hòa, Quảng Bình từ 150 - 300 m. Lũ trên các sông Quảng Bình - Thừa Thiên Huế đã đạt đỉnh ở mức trên báo động 1. Riêng sông Bồ (Thừa Thiên Huế) ở mức báo động 2 và đang xuống. Các sông khác dưới báo động 1.

Một số nhà dân đã bị nước dân lên, ngập sâu từ 50 - 70 cm
Một số nhà dân đã bị nước dân lên, ngập sâu từ 50 - 70 cm

Mưa dị thường trái mùa ở các tỉnh miền Trung đã gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản của Nhân dân miền Trung. Đã có 2 người chết, trong đó Phú Yên 1 người và Quảng Nam 1 người. Ngoài ra, có 2 nhà sập; 37 nhà tốc mái; 229 ghe, thuyền chìm, các địa phương đang trục vớt, khắc phục. Cùng với đó, đã có 2.450 lồng bè nuôi thủy sản bị thiệt hại và 6 điểm trên các tuyền giao thông bị sạt lở

Người dân xã Hải Lâm phải đưa thuyền xuống để làm phương tiện di chuyển người, vận chuyển tài sản đến nơi an toàn
Người dân xã Hải Lâm phải đưa thuyền xuống để làm phương tiện di chuyển người, vận chuyển tài sản đến nơi an toàn

Riêng tại xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng (Quảng Trị), nước nhiều nơi đã dâng cao trên 50 cm. Người dân cho biết, đây là trận lũ rất lạ, chưa từng xảy ra trong hàng chục năm qua. Nước dâng vào chiều tối khiến nhiều hộ dân không kịp trở tay. Ở thôn Mai Đàn, nước lên nhanh, nhấn chìm nhiều diện tích lúa và hoa màu, nhiều đàn gia cầm bị cuốn trôi. Theo thống kê sơ bộ của ngành chức năng ở huyện Hải Lăng, đã có hơn 2.600 ha lúa Đông Xuân bị ngập nặng.

Cây lớn trên đường Trần Hưng Đạo (Quảng Trị) đã bị mưa lớn, gió to làm đổ
Cây lớn trên đường Trần Hưng Đạo (Quảng Trị) đã bị mưa lớn, gió to làm đổ

Trao đổi nhanh qua điện thoại với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Lê Đức Thịnh - Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng cho biết: "Mưa lớn trái mùa đã làm cho 5.200 ha/ tổng số 6.800 lúa Xuân ở huyện và 1.300 ha màu bị ngập sâu trong nước. Nhiều hộ dân bị nước dâng vào nhà. Địa phương đang khẩn trương di dân từ vùng thấp lên vùng cao. Ngay bây giờ, UBND huyện, cùng các cơ quan ở địa phương đang họp để tìm giải khắc phục và hạn chế thiệt hại do mưa lũ".

Lực lượng chức năng và người dân đang nỗ lực đắp đê ngăn ngập nước cho lúa Xuân
Lực lượng chức năng và người dân đang nỗ lực đắp đê ngăn ngập nước cho lúa Xuân

Hiện tại, mưa lớn dị thường ở các tỉnh từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế vẫn đang diễn ra. Các địa phương đang khẩn trương triển khai các phương án cứu hộ, cứu nạn và chống ngập úng cho lúa Xuân. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng đang tuyên truyền cho người dân không được chủ quan với mưa lớn trái mùa để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.