Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mía “xương gà” ngọt ngào trên đất Pú Nhung

PV - 09:22, 21/05/2018

Cây mía “xương gà” được trồng và “bén rễ” trên đất Pú Nhung, huyện Tuần Giáo (Điện Biên) từ khá lâu.

Song, đặc sản này mới được biết đến rộng rãi từ khi một số người Mông mạnh dạn vượt khó khăn, cách trở về giao thông, mang mía đi bán và giới thiệu ra các khu vực khác. Cũng từ đó, đời sống của bà con dần khấm khá hơn.

Nằm lọt thỏm trong thung lũng của dãy núi Pú Minh, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo hiện có hơn 750 hộ dân, với gần 3.500 nhân khẩu, 98% trong số đó là đồng bào Mông.

Chìa đôi bàn tay chai sần, đầy vết xước đã thành sẹo, ông Sùng Phái Sình, người Mông đầu tiên mang cây mía về trồng trên đất Pú Nhung bảo: Trước gia đình nghèo lắm. Nhà có vài héc ta đất trồng ngô, đậu tương, rồi làm cả lúa nương, quần quật cả năm mà kinh tế không khá hơn được. Cách đây 7 năm, trong một lần sang xã Bình Lư, huyện Tam Đường (Lai Châu) thăm người thân, ông Sình thấy nhiều người giàu lên nhờ cây mía “xương gà”. Mon men học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc, thấy không phức tạp, ông quyết định mua 2.000 ngọn mía về trồng thay thế một phần diện tích ngô của gia đình.

Mía “xương gà” ở Pú Nhung được bày bán rộng rãi. Mía “xương gà” ở Pú Nhung được bày bán rộng rãi.

 

Vụ đầu tiên thu hoạch, ông Sình chỉ bán cho người quanh bản và giáo viên trong vùng. Vị ngọt của cây mía nhanh chóng chiếm được cảm tình của những người thưởng thức lần đầu. Tiếng lành đồn xa, ngay sau đó nhiều hộ lân cận đã tìm đến xin, rồi mua ngọn về trồng. Ông Sình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với bất cứ ai có nhu cầu. Những năm sau đó ông tiếp tục mở rộng diện tích. Từ năm 2016 đến nay ông duy trì trồng 1ha. Vụ vừa qua gia đình ông thu về 80 triệu đồng.

Nói về cách để giữ được đúng vị ngon của giống mía “xương gà”, như một kỹ sư nông nghiệp, ông Sình vanh vách: “Muốn mía phát triển tốt thì phải trồng đúng kỹ thuật, cây cách cây 60cm, hàng cách hàng 1,5m. Nếu đất bạc màu thì phải bón phân NPK, nhưng tuyệt đối không bón lân và kali để mía giữ được vị ngọt mềm đặc trưng, mà không bị cứng. Mỗi gốc cũng chỉ nên để từ 8-10 cây, vì để quá nhiều cây sẽ còi và kém phát triển. Rồi phải chằng dây để giữ cây mía khi lớn không bị đổ, gẫy…”.

Với những kỹ thuật được ông Sình chia sẻ, nhiều gia đình trong bản Đề Chia B, và các bản lân cận, như: Đề Chia A, C, Khó Bua, Xá Tự… cũng dần chuyển đổi diện tích trồng ngô, đậu tương, sắn… sang trồng mía. Trong đó bản Khó Bua có 56/56 hộ đều trồng mía. Vài hộ trồng để lấy ăn, còn lại cơ bản để làm hàng hóa, với mức thu nhập bình quân từ vài chục đến hơn 100 triệu đồng/vụ.

baodantoc_mia_xuong_ga1

 

Sau 7 năm “bén duyên” với đất Pú Nhung, cây mía đã có mặt ở rải rác khắp 10/10 bản của xã, với tổng diện tích khoảng 30ha, và dần khẳng định vị thế khi mang lại giá trị kinh tế cao gấp 3-4 lần so với cây ngô, đậu tương. Theo tính toán, cùng 1m2 đất, nếu trồng ngô chỉ được 4-10 gốc, trong khi trồng được 4 gốc mía (mỗi gốc 10 cây). Bán theo giá thị trường, hiện nay 1kg ngô thu về 3 nghìn đồng, nhưng 1 cây mía giá dao động từ 3-10 nghìn đồng. Mía thu hoạch đến đâu bán hết đến đó, có thời điểm dân buôn vào tận nơi trả giá 10.000–15.000 đồng/cây, mà không có mía để bán. Với mức giá này, cũng như ông Sình, nhiều gia đình người Mông ở Pú Nhung chưa thể giàu lên trông thấy, song đã không còn phải “sớm tối” lo cái ăn, cái mặc và tiền cho con cái học hành.

Tuy nhiên, cũng bởi hiệu quả mang lại cao nên các gia đình đua nhau trồng mía, mà thiếu đi sự tính toán về đầu ra. Khoảng 2 năm trở lại đây, giá thành mỗi cây mía giảm dần từ 2-4 nghìn đồng. Nhiều người bắt đầu lo ngại khi có dấu hiệu tư thương ép giá. “Về chất lượng thì có thể yên tâm, vì giống mía này đã nức tiếng ở nhiều nơi và hiện nay đã cho thấy nhiều ưu thế trên đất Pú Nhung. Chỉ cần bà con chú tâm làm theo kỹ thuật để giữ đúng vị của cây mía. Song nếu cứ phát triển ồ ạt mà không được định hướng rõ ràng, thì cây mía không chỉ mất giá mà e rằng đến lúc cũng khó tìm được thị trường tiêu thụ”– ông Sình trải lòng.

Trao đổi với ông Sùng Dũng Phía, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Pú Nhung về vấn đề này, ông cho biết: Rút kinh nghiệm từ một số loại cây trồng trước đó, chúng tôi sẽ tiến hành rà soát, đánh giá, trên cơ sở đó đưa ra quy hoạch cụ thể cho cây mía, để tránh phát triển một cách ồ ạt, dẫn đến tình trạng được mùa mà lại mất giá, còn người nông dân thì vẫn cứ lao đao.

VŨ LỢI

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.