Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mai một điệu tơm

Đào Thọ - 10:48, 11/08/2020

Những câu hát tơm hòa vào trong tiếng pí là một trong những làn điệu dân ca của người Khơ mú ở vùng miền núi tỉnh Nghệ An. Mỗi câu hát cất lên chất chứa bao tâm tình của lòng người muốn gửi gắm. Tuy nhiên hiện nay, những người biết hát tơm ở các bản làng của người Khơ mú chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.

Hát tơm trong cuộc vui của người Khơ mú
Hát tơm trong cuộc vui của người Khơ mú

Trong ngôi nhà sàn nằm cạnh suối của vợ chồng ông Moong Văn Dung ở bản Na Bè, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương thỉnh thoảng những buổi tối, buổi trưa lại vang tiếng sáo, điệu hát tơm. Ông Dung nói: “Tiếng pí, điệu tơm là tiếng lòng của người Khơ mú đấy. Ngày mùa rảnh rỗi, vợ chồng mình lại đem sáo ra thổi mấy bài rồi hát tơm để dạy lại cho con cháu”. 

Gia đình ông Moong Văn Dung trước kia ở xã vùng cao của huyện Kỳ Sơn về định cư tại bản Nà Bè đã hơn 20 năm nay. Ngày còn trẻ, nghe các cụ trong bản biểu diễn nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình, ông rất thích và quyết tâm học hỏi cho bằng được. Ngày ấy, ông gặp cô gái Cụt Thị Chiến trong một lần nghe cô hát tơm mời rượu cần. Niềm đam mê âm nhạc đã gắn kết hai người nên duyên vợ chồng. Hiện nay, những đứa con của ông bà cũng đã biết chơi pí, hát tơm. Đó là niềm vui của đôi vợ chồng già.

Theo ông Moong Văn Dung, các điệu hát tơm ra đời từ trong lao động sản xuất và đời sống sinh hoạt thường ngày của người Khơ mú. Cùng với tiếng pí (một loại sáo), hình thức âm nhạc này từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của bao người. Bởi vậy, trong mỗi cuộc vui hay những lúc muốn thổ lộ tâm tình, người Khơ mú đều cất lên điệu tơm say đắm lòng người. Đồng bào có thể hát tơm vào bất cứ thời gian nào và bất cứ ở đâu. Tuy nhiên, hát tơm được thể hiện nhiều nhất trong những dịp vui của gia đình, bạn bè và làng xóm. 

Cái hay của hát tơm là lời hát được ứng tác ngay trong lúc hát chứ không phải thuộc lòng từ trước. Còn cái khó của hát tơm nằm ở chỗ âm điệu. Cùng một lời nhưng muốn thể hiện được sắc thái và sự duyên dáng trong từng giai điệu thì chỉ những người có năng khiếu mới thể hiện được.

Già làng Cụt Phò Bún ở bản Na Bè cho hay: Các điệu hát tơm của người Khơ mú rất phong phú, nhưng hiện nay trong cộng đồng chỉ còn giữ được một số câu hát mời rượu và chúc mừng ngày vui. Những ngày lễ Gơ rơ (Tết của người Khơ mú), nhà nào có điều kiện mới mời một số cụ già biết hát đến góp vui, còn lại hầu như vắng bóng.

Trong các bản làng, số người hát tơm, thổi pí chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Tại bản Na Bè, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương có đông người Khơ mú sinh sống nhưng cũng chỉ còn khoảng 3 - 4 người biết hát tơm, thổi pí. “Lớp trẻ bây giờ đến ngày lễ gì cũng mở các bài hát nhạc đập thình thịch để nhảy nhót. Chúng không đam mê với những câu hát của cha ông mình nữa. Mấy người già như chúng tôi thỉnh thoảng chỉ biết gọi nhau đến hát cho vui thôi”, ông Cụt Phò Bún ngậm ngùi.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.