Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Mai Châu (Hòa Bình): Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Văn Hoa - 10:03, 11/10/2023

Nhận thức rõ tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Đảng bộ, chính quyền huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các xã, thôn bản được thụ hưởng tập trung xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa nội dung của Chương trình. Đồng thời sau khi được phê duyệt đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án thành phần được giao, đảm bảo thời gian theo quy định.

Đời sống đồng bào các dân tộc huyện Mai Châu từng bước thay đổi nhờ thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719
Đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc huyện Mai Châu từng bước thay đổi nhờ thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tổng vốn ngân sách Trung ương cho giao cho huyện Mai Châu giai đoạn 2021 - 2023, là 124 tỷ 597 triệu đồng, vốn đối ứng ngân sách huyện (đối ứng bằng công trình) 8 tỷ đồng. Theo đó, vốn đầu tư năm 2022 là 32 tỷ 500 triệu đồng, năm 2023 là 40 tỷ 820 triệu đồng; vốn sự nghiệp năm 2022 là 13 tỷ 490 triệu đồng, năm 2023 là 37 tỷ 787 triệu đồng.

Trên cơ sở vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ, UBND huyện đã chủ động, tăng cường công tác vận động, tuyên truyền nhằm phát huy vai trò của Nhân dân trong thực hiện các chương trình, dự án; đóng góp bằng các hình thức hiến đất làm mặt bằng công trình, góp ngày công lao động,…Tuy nhiên nhìn nhận từ thực tế, do đời sống người dân trên địa bàn huyện Mai Châu còn nhiều khó khăn nên việc huy động nguồn lực từ Nhân dân, doanh nghiệp còn hạn chế.

Kết quả huy động vốn ngân sách đối ứng triển khai thực hiện công trình tại các xã nông thôn mới là 7 tỷ đồng, vốn đối ứng ngân sách tỉnh là 2 tỷ 800 triệu đồng, vốn đối ứng ngân sách huyện là 4 tỷ 200 triệu đồng…

Từ nguồn vốn Trung ương cấp, vốn đối ứng của địa phương, huyện Mai Châu đã triển khai giải ngân tới các đối tượng thụ hưởng, bước đầu đã đạt được một số kết quả. Minh chứng như, thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, huyện Mai Châu đã thực hiện hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán.

UBND huyện đã chủ động, tăng cường công tác vận động, tuyên truyền sự tham gia của Nhân dân nhằm phát huy vai trò của Nhân dân trong thực hiện các chương trình, dự án
UBND huyện đã chủ động, tăng cường công tác vận động, tuyên truyền sự tham gia của Nhân dân nhằm phát huy vai trò của Nhân dân trong thực hiện các chương trình, dự án

Cụ thể, tại xã Sơn Thủy được phân bổ 168 triệu đồng, xã Nà Phòn được phân bổ 120 triệu đồng và xã Thành Sơn được phân bổ 336 triệu đồng, hiện nay các xã đã bàn giao téc nước cho các hộ gia theo quy định. Tổng giá trị giải ngân 581 triệu đồng.

Đối với Dự án 4, năm 2022, Mai Châu đã tích cực triển khai tiểu dự án 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Kết quả, xã Cun Pheo đã tiến hành giải ngân xong 105/105 triệu đồng; xã Pà Cò đã giải ngân 53/103 triệu đồng; xã Thành Sơn đã giải ngân 105/105 triệu đồng; xã Tân Thành đã giải ngân 107/107 triệu đồng; xã Hang Kia đã giải ngân 25,15/107 triệu đồng.

 Năm 2023, tổng vốn giao là 2 tỷ 400 triệu đồng. Hiện nay, Mai Châu đã phân bổ cho các xã, xóm vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện….

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Mai Châu đã được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn từng bước được nâng lên.
Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Mai Châu đã được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn từng bước được nâng lên.

Chất lượng sống của người dân tiếp tục được nâng lên

Theo ông Hà Tuấn Hải, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Mai Châu, nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719, hệ thống cơ sở hạ tầng đã được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn từng bước được nâng lên. 

Qua đó, thu nhập bình quân đầu người là 51,345 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS mỗi năm giảm từ 3%-4%; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99,8% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; duy trì, ổn định 98,8% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh;

Bên cạnh đó, tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường 99,9%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học duy trì ổn định 100%, học trung học cơ sở 98,8%, học trung học phổ thông trên 96,85%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 95%; trên 85% xóm, bản có đội văn hóa, văn nghệ truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng…

Đặc biệt, huyện Mai Châu đã tăng cường chỉ đạo trong lĩnh vực y tế để đồng bào DTTS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại. Đến nay, trên 90,1% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế; trên 95% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 13,65%; 100% xóm, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng;…

Để thực hiện tốt các nội dung của Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn 2023 – 2025, huyện Mai Châu sẽ bám sát các văn bản hướng dẫn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn Chương trình MTQG 1719. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về Chương trình theo hướng đổi mới cách thức, nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân để người dân nhận thức sâu sắc về vai trò chủ thể trong việc thực hiện Chương trình, qua đó nâng cao ý thức tự giác, chủ động nắm bắt cơ hội vươn lên thoát nghèo, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của dịa phương. 

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.