Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mai Châu (Hòa Bình): Linh hoạt trong quản lý, chỉ đạo điều hành thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Văn Hoa - Hoàng Quý - 13:46, 07/12/2024

Là địa phương vùng cao với hơn 88% dân số là đồng bào DTTS, những năm qua, nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án của Nhà nước, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) luôn được huyện Mai Châu triển khai đồng bộ, hiệu quả. Từ đó, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của huyện, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS trên địa bàn.

Giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết

Xác định năm 2024, là năm bứt tốc trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Chương trình MTQG 1719 theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành của huyện Mai Châu luôn sát sao, quyết liệt, chỉ đạo công tác tổ chức, triển khai thực hiện; đã ban hành các Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch thực hiện; Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết các kiến nghị, đề xuất của địa phương và đôn đốc hoàn thiện việc bổ sung, điều chỉnh sửa đổi những quy định, văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện còn bất cập để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Ông Hà Tuấn Hải, Trưởng phòng Dân tộc huyện Mai Châu cho biết, thực hiện Chương trình MTQG 1719, năm 2024, huyện Mai Châu được giao 96 tỷ 652 triệu đồng. Trong đó, vốn đầu tư là 51 tỷ 700 triệu đồng; vốn sự nghiệp là 44 tỷ 952 triệu đồng. Từ nguồn vốn Trung ương cấp, vốn đối ứng của địa phương, huyện Mai Châu đã triển khai giải ngân tới các đối tượng thụ hưởng, bước đầu đã đạt được một số kết quả.

 Người dân xã Sơn Thủy (Mai Châu) nhận bò sinh sản từ nguồn hỗ trợ của Chương trình MTQG 1719
Người dân xã Sơn Thủy (Mai Châu) nhận bò sinh sản từ nguồn hỗ trợ của Chương trình MTQG 1719

Minh chứng như, thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, năm 2024, huyện Mai Châu đã giải ngân 3 tỷ 681 triệu đồng thực hiện các công trình nước sinh hoạt phân tán cho người dân.

Cụ thể như công trình nước sinh hoạt tập trung xóm Đá Đỏ, xã Tân Thành, với tổng mức đầu tư 1 tỷ đồng; công trình nước sinh hoạt xóm Pà Cò Lớn và Pà Cò 1, xã Pà Cò, tổng mức đầu tư 900 triệu đồng; công trình nước sinh hoạt xóm Thung Mài, xã Hang Kia với tổng mức đầu tư 1 tỷ 500 triệu đồng; công trình nước sinh hoạt tập trung xóm Pà Háng Lớn, xã Pà Cò với tổng mức đầu tư 1 tỷ đồng; công trình nước sinh hoạt tập trung xóm Pheo, xã Cun Pheo với tổng mức đầu tư 1 tỷ 200 triệu đồng…

Theo ông Hà Tuấn Hải, việc tập trung thực hiện Dự án 1 giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt, đã góp phần đảm bảo cho đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hay như thực hiện Dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, huyện Mai Châu đã giải ngân 630 triệu đồng hỗ trợ bò giống sinh sản tại xã Cun Pheo; 458 triệu đồng tại xã Bao La; 540 triệu đồng tại xã Nà Phòn; 576 triệu đồng tại xã Tân Thành; 540 triệu đồng tại xã Sơn Thủy…

Đối với Dự án 4 về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực dân tộc, UBND huyện Mai Châu đã giao UBND các xã làm chủ đầu tư, thực hiện duy tu bảo dưỡng các công trình như: xã Cun Pheo 386 triệu đồng, xã Bao La 225 triệu đồng, xã Nà Phòn 369 triệu đồng, xã Đồng Tân 373 triệu đồng, xã Thành Sơn 385 triệu đồng, xã Sơn Thủy 390 triệu đồng, xã Tân Thành 390 triệu đồng, xã Hang Kia 384 triệu đồng, xã Pà Cò 380 triệu đồng.

Nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Theo đánh giá của UBND huyện Mai Châu, nhờ có nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719 và nhiều nguồn lực đầu tư lồng ghép khác, đã đem lại hiệu quả trên các lĩnh vực đời sống xã hội, tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống xã hội, vật chất, văn hóa tinh thần của người dân, qua đó, trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần vững chắc vào việc bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

Các hộ dân xã Hang Kia (Mai Châu) nhận máy nông cụ hỗ trợ chuyển đổi nghề
Các hộ dân xã Hang Kia (Mai Châu) nhận máy nông cụ hỗ trợ chuyển đổi nghề

Cụ thể, đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 3,45% (vượt chỉ tiêu so với Kế hoạch đề ra là 3%); tỷ lệ thôn, bản có nhà văn hóa đạt 100%; duy trì ổn định 98,8% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh; trên 85% xóm, bản có đội văn hóa, văn nghệ truyền thống hoạt động thường xuyên và có chất lượng…

Kết quả này cho thấy, ở Mai Châu, việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 đã đem lại hiệu quả tích cực trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Huyện Mai Châu đã tận dụng thời cơ từ các chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc tạo bước phát triển đột phá cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Từ đó, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS.

Ông Hà Tuấn Hải, Trưởng phòng Dân tộc huyện Mai Châu cho biết thêm, để thực hiện tốt các nội dung của Chương trình MTQG 1719 năm 2025, huyện Mai Châu xác định, tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quá trình triển khai, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG và các dự án, đề án, chính sách của Đảng, Nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các Chương trình, dự án, đề án, chính sách gắn với việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn.

Đồng thời, tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc ở cấp huyện, xã; trong đó chú trọng tập huấn các văn bản mới để đảm bảo cán bộ có đủ năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện Chương trình MTQG 1719.

 Tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng trong việc áp dụng kiến thức mới, kỹ thuật mới trong phát triển sản xuất phù hợp với vùng đồng bào DTTS và vùng đặc biệt khó khăn; phát huy vai trò của lực lượng cốt cán Người có uy tín trong đồng bào DTTS, sử dụng tốt công cụ giám sát của cộng đồng trong việc giám sát, đánh giá.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.