Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lục Ngạn (Bắc Giang): Nâng cao hiệu quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”

Vân Khánh - 14:32, 25/05/2024

Xác định chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” là một trong những nhiệm vụ kinh tế quan trọng, năm 2024, huyện Lục Ngạn đã xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình với nhiều giải pháp cụ thể.

Vải Thiều sấy khô Hằng Hiếu là một trong những sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP.
Vải Thiều sấy khô Hằng Hiếu là một trong những sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP.

Theo thông tin từ UBND huyện Lục Ngạn, trong năm 2024, địa phương này dự chi 700 triệu đồng để triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP.

Cụ thể: 440 triệu đồng dùng để Hỗ trợ tư vấn phát triển sản phẩm OCOP. 20 triệu đồng dùng tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thường niên. 20 triệu đồng dành cho việc tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, cung cầu sản phẩm OCOP, trưng bày hội chợ, triển lãm. Ngoài ra, 220 triệu sử dụng vào việc tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, thăm quan học tập kinh nghiệm, thưởng cho các sản phẩm OCOP tham gia đánh giá phân hạng lại giữ nguyên hạng 3 sao.

Để triển khai chương trình theo chiều sâu, hiệu quả và bền vững, huyện Lục Ngạn chú trọng đẩy mạnh, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng được cấp mã số vùng trồng, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái. Tăng cường liên kết bền vững, khả năng truy xuất nguồn gốc giữa chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP với vùng nguyên liệu. Phát triển sản phẩm OCOP theo 6 nhóm, ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở mỗi địa phương, theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa địa phương...), gia tăng giá trị, gắn với phát triển cộng đồng.

Khuyến khích các chủ thể sản xuất đầu tư đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị trường. Xây dựng các mô hình phát triển vùng nguyên liệu gắn với sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị.

Mỳ Gạo Lục Ngạn đạt 4 sao là một sản phẩm đặc trưng của miền hoa thơm trái ngọt của tỉnh Bắc Giang
Mỳ Gạo Lục Ngạn đạt 4 sao là một sản phẩm đặc trưng của miền hoa thơm trái ngọt của tỉnh Bắc Giang

Đặc biệt, Lục Ngạn còn chú trọng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quá trình triển khai thực hiện. Số hóa quy trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trên phần mềm. Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử, kênh bán hàng trực tuyến (online)...

Với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, huyện Lục Ngạn phấn đấu đến cuối năm 2024, luỹ kế tối thiểu có 54 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên (trong đó phát triển ít nhất 1 sản phẩm đủ điều kiện đánh giá 5 sao cấp quốc gia).

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.