Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bình Định: Tập trung hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

T.Nhân - 14:38, 17/04/2024

Với mục đích lựa chọn một số sản phẩm nông nghiệp đặc trưng mỗi địa phương (OCOP) để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu, UBND Bình Định chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.

Những sản phẩm OCOP của Bình Định ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn
Những sản phẩm OCOP của Bình Định ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Định, đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Định có 360 sản phẩm được đánh giá và công nhận xếp hạng OCOP. Các sản phẩm OCOP của Bình Định đang từng bước khẳng định được giá trị cũng như chất lượng trên thị trường, được người tiêu dùng đánh giá cao và sử dụng ngày càng nhiều hơn.

Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm OCOP vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: Sản xuất theo mùa vụ với số lượng ít, quy mô nhỏ lẻ, manh mún; năng lực quản trị của các chủ thể OCOP còn yếu, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị; một số sản phẩm chủ lực còn khó khăn về công nghệ chế biến, bảo quản chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường với số lượng lớn, lâu dài. Do đó, cần thiết phải xây dựng Đề án, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, có quy mô sản xuất lớn, hội tụ các điều kiện để mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.

UBND tỉnh Bình Định giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Đề án, trong đó lưu ý xây dựng các tiêu chí để lựa chọn các sản phẩm OCOP đặc trưng, có tiềm năng phát triển, đồng thời, rà soát lại toàn bộ cơ chế, chính sách hỗ trợ chủ thể phát triển sản phẩm OCOP hiện hành, đề xuất các giải pháp để định danh, định vị sản phẩm gắn với quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, chú trọng phát triển chuỗi giá trị, vùng nguyên liệu, cơ sở sản xuất, chế biến, tạo sức lan tỏa, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm OCOP.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.