Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lòng nhân ái của một cô giáo về hưu

Huy Hoàng - 17:18, 13/05/2021

Cô giáo Lương Thị Xuân Ngọc, Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Ấm áp mùa xuân” ở thôn Vân Thạch, thuộc xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành (Quảng Nam) là một người giàu lòng nhân ái, có tâm với công việc từ thiện. Những hoạt động thiện nguyện của cô không chỉ giúp hàng trăm người già neo đơn, người khuyết tật, trẻ em mồ côi vơi bớt khó khăn mà còn tạo sức lan tỏa và mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Cô Xuân Ngọc tặng quà một cụ bà neo đơn tại xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành
Cô Xuân Ngọc tặng quà một cụ bà neo đơn tại xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành

Từng là giáo viên công tác tại Trường THCS Trần Cao Vân (xã Tam Hiệp), năm 2018, cô Lương Thị Xuân Ngọc nghỉ chế độ hưu trí và bắt đầu dành nhiều thời gian, tâm huyết cho hoạt động từ thiện .

Chứng kiến cuộc sống xung quanh còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, cô Xuân Ngọc cùng một số giáo viên hưu trí đã đến thăm hỏi, động viên và vận động mọi người chung tay, giúp đỡ các hộ nghèo lúc cân gạo, bó rau, tấm áo hoặc ít tiền để mua thêm thực phẩm bổ sung cho bữa ăn hàng ngày.

Tấm lòng nhân ái của cô Ngọc đã lan tỏa tình yêu thương, sẻ chia đến với cộng đồng. Nhiều mạnh thường quân khắp nơi trong huyện Núi Thành đã tìm đến cô để chung tay hỗ trợ, giúp đỡ những mảnh đời nghèo khó. Cô Xuân Ngọc chia sẻ: “Mỗi khi gặp người có hoàn cảnh khó khăn là mình lại cảm thấy xót xa, trăn trở. Mình nghĩ, bản thân mình có sức khỏe, có cuộc sống an bình là đã may mắn hơn rất nhiều người. Vì vậy, nếu mình sẻ chia, giúp đỡ những người khó khăn hơn mình để họ có cuộc sống tốt đẹp hơn cũng chính là đem lại niềm vui cho bản thân mình”!

Tất bật sửa soạn những món đồ vừa quyên góp được, cô Ngọc cho hay: “Hàng tuần, ngoài những lúc thảo luận online trên nhóm, mình cùng các thành viên trong CLB lại tổ chức họp mặt để cùng nhau phân loại quần áo, sách vở, cặp da, chăn mền… đã quyên góp được và lên kế hoạch cụ thể cho những chuyến thiện nguyện đến các vùng sâu, vùng xa”.

Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, CLB với Chương trình “Ấm áp mùa xuân” của cô Xuân Ngọc đã kêu gọi, vận động được hàng trăm triệu đồng và hàng trăm suất quà là nhu yếu phẩm cần thiết để trao tặng cho các gia đình và cá nhân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Núi Thành. Những bao gạo thơm thảo, những bộ quần áo, cặp sách, chăn mền… là tấm lòng của nhiều nhà hảo tâm tín nhiệm, trao gửi qua cầu nối CLB để chuyển đến người nghèo, giúp cho nhiều gia đình vơi bớt khó khăn và góp phần sưởi ấm trái tim bao nhiêu hoàn cảnh éo le, khốn khó.

Cô Xuân Ngọc chia sẻ, làm công việc thiện nguyện không phải chạy theo phong trào mà phải làm bằng trái tim và lòng nhiệt huyết thực sự. Để các chuyến hành trình thiện nguyện đạt hiệu quả, cô Xuân Ngọc và CLB thường tìm hiểu kỹ về phong tục, tập quán, văn hóa của người dân từng vùng để lựa chọn các nhu yếu phẩm cần thiết, phù hợp với nhu cầu của bà con. Khi thăm hỏi những người già neo đơn thì CLB ưu tiên trao tặng thực phẩm, thuốc men. Với các em học sinh nghèo thì sẽ tặng sách vở, quần áo...

Những việc làm ý nghĩa của cô giáo Lương Thị Xuân Ngọc không chỉ giúp ích cho những hoàn cảnh khó khăn mà còn lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái tốt đẹp trong cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.