Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lợi ích “kép” khi sử dụng điện năng lượng mặt trời

Trọng Bảo - 16:05, 23/06/2020

Điện mặt trời áp mái nhà đang là xu hướng phát triển năng lượng bền vững được Chính phủ khuyến khích sử dụng. Không chỉ vậy, sử dụng điện mặt trời áp mái còn giúp hộ gia đình, doanh nghiệp giảm chi phí tiền điện, tự chủ được nguồn điện sử dụng.

Nhiều hộ dân đã và đang đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái nhà
Nhiều hộ dân đã và đang đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái nhà

Điện mặt trời áp mái nhà là mô hình sản xuất các tấm pin năng lượng, hấp thụ ánh sáng mặt trời tạo ra nguồn điện. Diện tích mái nhà tối thiểu cho 1kWp là khoảng 7,2m2. Chi phí lắp đặt khoảng từ 16 đến 17 triệu đồng/kWp. 

Thực tế cho thấy, việc phát triển điện mặt trời áp mái đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho người sử dụng. Trong đó, sản lượng điện sản xuất hằng ngày dùng không hết được ngành điện mua lại, tạo ra nguồn lợi nhuận đáng kể cho người sử dụng. Cùng với đó, phần mái được cách nhiệt bằng hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời còn giúp giảm nhiệt cho ngôi nhà. Ngoài ra, phát triển điện mặt trời áp mái góp phần giảm áp lực lên phụ tải lưới điện, tiết kiệm chi phí phát triển đường dây truyền tải… 

Ngày 6/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg (Quyết định 13) về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, thay thế cho Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 đã hết hiệu lực từ ngày 30/6/2019. Theo đó, giá mua bán điện đối với các dự án điện mặt trời mái nhà là 1.943 đồng/kwh được áp dụng cho tất cả các dự án đưa vào vận hành từ ngày 1/7/2019 đến 31/12/2020 và có hiệu lực trong vòng 20 năm.


Gia đình chị Bùi Thị Lộc ở phường Cốc Lếu, TP. Lào Cai đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, với tổng công suất lắp đặt 6kWp (diện tích mái khoảng 30m²). Chị Lộc cho biết việc lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời áp mái không chỉ giúp gia đình giảm đáng kể hóa đơn tiền điện hằng tháng mà còn là giải pháp chống nóng cho ngôi nhà rất hiệu quả.

Theo thống kê của Công ty Điện lực Lào Cai, toàn tỉnh hiện có gần 100 dự án điện mặt trời áp mái nhà đang hoạt động. Qua đó, bổ sung vào lưới điện của tỉnh công suất 562,9kWp. Sản lượng phát lên lưới 4 tháng đầu năm 2020 đạt 23.810 kWh. Hầu hết các gia đình đều lắp đặt hệ thống điện mặt trời để phục vụ nhu cầu sử dụng của gia đình, sau đó mới bán cho ngành điện. 

Ông Trần Văn Bằng, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Lào Cai cho biết: Điện mặt trời áp mái nhà đang là xu hướng phát triển năng lượng bền vững được Chính phủ khuyến khích sử dụng, góp phần tạo thêm nguồn năng lượng sạch, hướng tới mục tiêu phát triển năng lượng xanh và bền vững. 

“Thời gian tới, chúng tôi tăng cường quảng bá, nhân rộng các dự án nhỏ và vừa tại các gia đình, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, phấn đấu nâng tổng công suất của toàn tỉnh lên 1.900 kWp.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.