Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Môi trường sống

Lời giải hay cho bài toán bảo vệ rừng ở Điện Biên

PV - 11:36, 03/07/2018

Tại tỉnh Điện Biên việc triển khai thực hiện Chính sách về chi trả dịch vụ môi trường (DVMT) rừng là lời giải hay cho bài toán về giảm nghèo và bảo vệ, phát triển rừng.

Hiện nay, Điện Biên có 4 tổ chức và 1.551 hộ tham gia quản lý, bảo vệ rừng được nhận tiền chi trả DVMT rừng. Hiện nay, Điện Biên có 4 tổ chức và 1.551 hộ tham gia quản lý, bảo vệ rừng được nhận tiền chi trả DVMT rừng.

 

Điện Biên có diện tích tự nhiên trên 954.124ha, trong đó, diện tích đất lâm nghiệp là 776.622ha, chiếm 81% diện tích rừng tự nhiên. Rừng có vai trò quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đa dạng sinh học, tạo nguồn nước cho các công trình thủy điện lớn trên sông Đà và điều tiết dòng chảy cho các khu vực hạ lưu. Thực hiện Nghị định của Chính phủ về Chính sách chi trả DVMT rừng, tỉnh Điện Biên đã thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh. Hằng năm, Quỹ được ủy thác, đứng ra tiếp nhận các nguồn thu lên đến hàng trăm tỷ đồng, chủ yếu từ các cơ sở thủy điện, dịch vụ nước, dịch vụ du lịch thuộc các lưu vực: Sông Đà, sông Mã và nội tỉnh, trên địa bàn 08 huyện, thị xã, với tổng diện tích rừng đủ điều kiện được chi trả tiền DVMT rừng là 214.143ha.

Bà Đặng Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Phụ trách Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đánh giá: Hơn 6 năm triển khai, chính sách chi trả DVMT rừng đã mang lại hiệu quả thiết thực, từng bước cải thiện và góp phần nâng cao đời sống thu nhập cho người dân trực tiếp tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Đặc biệt, chính sách này đang góp phần giảm áp lực ngân sách nhà nước của địa phương cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Người dân Điện Biên phấn khởi được nhận tiền chi trả DVMT rừng. Người dân Điện Biên phấn khởi được nhận tiền chi trả DVMT rừng.

 

Hằng năm, số tiền chi trả DVMT rừng cho các chủ rừng đều tăng lên. Năm 2017, một số huyện có mức chi trả lớn, đã đạt mức chi trả tối đa là 800.000đồng/ha/năm, như huyện Mường Nhé và một số xã của huyện Nậm Pồ. Cụ thể hơn, cộng đồng bản Tả Ló San, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé đã nhận được số tiền chi trả rất lớn là trên 2,2 tỷ đồng. Tính bình quân mỗi hộ trong cộng đồng nhận được khoảng 115 triệu đồng. Số tiền mỗi chủ rừng nhận được là một nguồn lực lớn để ổn định đời sống. Cũng từ đó, người dân đã quan tâm hơn đến công tác bảo vệ rừng, diện tích chi trả DVMT rừng ổn định, hạn chế tình trạng phá rừng, đốt rừng làm nương.

Ông Lỳ Khò Chừ, Trưởng bản Tả Ló San, xã Sen Thượng, chia sẻ: “Từ khi được Nhà nước chi trả tiền DVMT rừng, bà con không còn đi phá rừng làm nương nữa mà còn tự nguyện tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng, trong đó nhiều khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt. Bản chúng tôi đã thành lập được tổ tuần tra bảo vệ rừng, tháng nào cũng phân công đi tuần tra và huy động dân bản phát dây leo, làm đường băng cản lửa”.

Chính sách chi trả DVMT rừng ở Điện Biên đã và đang mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động người dân trong tham gia quản lý, bảo vệ rừng để được hưởng thêm nhiều lợi ích mà rừng xanh mang lại.

Vũ Lợi-Nam Hương

Tin cùng chuyên mục
Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Đầu giờ chiều nay (20/9), trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Trương Thanh Duẩn - Chủ tịch UBND xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết: “Hiện toàn xã có 428 hộ dân bị ngập trong nước. Trong đó, các hộ dân ở khu vực Cồn Ba đã ngập sâu 2m”.