Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lối đi cho nghệ thuật biểu diễn thời 4.0

HỒNG PHÚC - 10:22, 07/10/2019

Xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh của các ứng dụng công nghệ, đặc biệt là các công nghệ trên nền tảng internet đang tác động đến mọi hoạt động của biểu diễn nghệ thuật sân khấu. Tuy nhiên, sự đổi mới, ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 trong lĩnh vực này còn gặp không ít khó khăn.

Tiết mục ứng dụng hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại vào biểu diễn của các nghệ sĩ Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
Tiết mục ứng dụng hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại vào biểu diễn của các nghệ sĩ Liên đoàn Xiếc Việt Nam.

Khi công nghệ đã len lỏi vào mọi góc cạnh cuộc sống, sự tiếp nhận các giá trị nghệ thuật của công chúng ít nhiều đã thay đổi. Ví dụ, ngày nay ai cũng có thể hát, quay lại video rồi đăng trên các mạng xã hội. Hoặc trong sân khấu xiếc, diễn viên có thể kết hợp với những màn xiếc ảo (bằng công nghệ) kỳ bí hơn…; điều này có phần làm giảm đi sự độc đáo của nghệ thuật như trước, khó có thể thu hút khán giả đến xem trực tiếp như trước. Bởi chỉ cần có điện thoại thông minh được kết nối wifi hoặc 3G, 4G, khán giả có thể xem online. 

Vấn đề ứng dụng những thành tựu cuộc cách mạng 4.0 vào nghệ thuật biểu diễn ở nước ta vẫn chưa ở tầm vĩ mô, hiệu quả. Nghệ thuật lẫn kinh tế còn thấp, nên những hoạt động sản xuất sản phẩm văn hóa nghệ thuật chủ yếu tiêu thụ trong nước. Múa đương đại, xiếc, ca nhạc nhẹ… đã có nhiều nước trên thế giới ứng dụng công nghệ để phát triển từ lâu, thì chúng ta vẫn còn đang loay hoay tiếp cận. 

Theo ý kiến một số nhà văn hóa, nghệ thuật, cần biết tận dụng các thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 vào các lĩnh vực theo đúng quy luật. Nói cách khác, phải biến kỹ thuật thành nghệ thuật nhằm phục vụ kịp thời sự phát triển của xã hội. Ứng dụng công nghệ còn có thể giải quyết khó khăn, thiết thực trong công tác quản lý biểu diễn nghệ thuật, như vấn đề thương mại điện tử, quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm nghệ thuật hiện nay.

Cần nhìn nhận thực tế rằng, sự thiếu đồng bộ cơ sở vật chất của sân khấu biểu diễn nghệ thuật khiến việc ứng dụng công nghệ vẫn là khoảng trống khó lấp. Hiện cả nước có khoảng 80 nhà hát, công trình có chức năng tương đương đang hoạt động, nhưng lại có rất ít đơn vị có thể áp dụng những thành tựu của các mạng công nghiệp 4.0 vào trong hoạt động của mình. Đơn vị có tư duy đổi mới, thì cơ sở vật chất, điều kiện trang thiết bị âm thanh, ánh sáng lại quá nghèo nàn, lạc hậu không thể đáp ứng yêu cầu. Đơn vị đủ điều kiện thì lại không có nhân lực đủ khả năng sử dụng và phát huy kỹ thuật hiện đại. Khó khăn trong đổi mới ở sân khấu: Cải lương, kịch nói, kịch hát dân ca… đang là thực trạng chung của sân khấu, khi không có khán giả.

Điều cấp thiết đặt ra là các chương trình nghệ thuật biểu diễn phải tìm thấy nhiều phương thức khác nhau để tiếp cận, phục vụ công chúng một cách nhanh chóng, phù hợp và hấp dẫn nhất. Chúng sẽ phải áp dụng các công nghệ hiện đại, đa dạng hóa sáng tạo, ranh giới giữa các loại hình nghệ thuật bao gồm: Văn học, hội họa, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh… sẽ được xóa nhòa. Muốn vậy, những người làm nghệ thuật phải bắt đầu đổi mới từ tư duy. 

 PGS.TS. Trần Trí Trắc, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Sân khấu Hà Nội cho rằng, nghệ thuật sân khấu luôn hướng tới sáng tạo hình tượng con người. Con người là trung tâm, là đối tượng cơ bản của nghệ sĩ phản ánh, sáng tạo tác phẩm. Nghĩa là, các nghệ sĩ không bao giờ đưa nghệ thuật sân khấu thành một dạng công nghệ 4.0, mà phải sáng tạo, biến công nghệ 4.0 thành công cụ để làm nên những hình tượng con người ở thời đại.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.