Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2021 tại Hải Phòng từ ngày 18-28/11

Nguyệt Anh (T/h) - 09:16, 17/11/2021

Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc (đợt 1) do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hải Phòng tổ chức sẽ diễn ra tại Nhà hát Tháng Tám, TP Hải Phòng.

Có 19 đơn vị tham gia Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2021
Có 19 đơn vị tham gia Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2021

Tham gia Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2021 trong đợt 1 có sự góp mặt của 19 đơn vị nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp trên toàn quốc, trong đó có 18 đơn vị thuộc khu vực phía bắc và một đơn vị thuộc khu vực phía nam là Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh (tỉnh Bình Thuận).

Theo quy định, mỗi đơn vị được đăng ký tham gia một chương trình với thời lượng từ 80 đến 110 phút. Các chương trình, tiết mục đã đạt giải thưởng từ các liên hoan, cuộc thi do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội chuyên ngành tổ chức không được tham dự Liên hoan. Các đơn vị nghệ thuật, nghệ sĩ tham gia phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan và các quy định pháp luật hiện hành.

Mỗi đơn vị được lựa chọn chương trình biểu diễn ở cả ba loại hình: ca, múa, nhạc. Về thanh nhạc, bao gồm: ca khúc, tổ khúc, trường ca, hợp xướng; hình thức biểu diễn: đơn ca, song ca, tốp ca, hợp ca; phần ca, nhạc đệm phải được nghệ sĩ biểu diễn trực tiếp. Về múa, gồm: kịch múa, thơ múa, tổ khúc múa, tác phẩm múa ngắn; hình thức biểu diễn: múa ít người, múa tập thể. Về khí nhạc, gồm: các tác phẩm âm nhạc dành cho dàn nhạc dân tộc, dàn nhạc điện tử hoặc phối hợp nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ điện tử; hình thức biểu diễn: độc tấu, song tấu, tam tấu, tứ tấu, hòa tấu; nhạc đệm phải được các nghệ sĩ biểu diễn trực tiếp.

Ban Tổ chức khuyến khích các đơn vị, nghệ sĩ xây dựng chương trình, tiết mục có yếu tố sáng tạo, làm mới, đa dạng hóa hình thức trình diễn, mang dấu ấn vùng miền, phong cách cá nhân.

Các chương trình, tiết mục xuất sắc sẽ được Ban Tổ chức trao Huy chương Vàng, Bạc, Đồng. Dựa trên đề nghị của Hội đồng nghệ thuật, Ban Tổ chức sẽ có thêm các giải thưởng dành cho các thành phần sáng tạo như: Chỉ đạo nghệ thuật; Đạo diễn; Chỉ huy dàn nhạc; Nhạc sĩ; Biên đạo múa; Diễn viên hát chính; Diễn viên múa chính; Nhạc công chính.

Trong tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn ra ở một số địa phương, Ban Tổ chức yêu cầu các đơn vị nghệ thuật, cá nhân tham dự Liên hoan phải chấp hành nghiêm túc mọi quy định về phòng, chống dịch.

Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc là cơ hội để các nghệ sĩ hoạt động ở lĩnh vực nghệ thuật ca, múa, nhạc được giao lưu, trau dồi kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghề nghiệp; đồng thời là dịp để cơ quan quản lý văn hóa và lãnh đạo các đơn vị nghệ thuật phát hiện những tài năng trẻ, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển phù hợp.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.