Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cao Duy Tùng - Người thành công với nghệ thuật dân tộc

Lò Hải Lam - 07:09, 06/10/2021

16 năm là diễn viên chính của Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long - Hà Nội, nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực trang phục biểu diễn, nghệ sĩ múa Cao Duy Tùng được giới văn nghệ sĩ trong nước biết đến là một người có niềm đam mê đặc biệt với nghệ thuật múa và trang phục dân tộc.

Tác phẩm múa Thuở ấy do nghệ sĩ Cao Duy Tùng biên đạo
Tác phẩm múa Thuở ấy do nghệ sĩ Cao Duy Tùng biên đạo

Cơ duyên với con đường nghệ thuật

Kể lại cơ duyên bước chân vào nghề múa, nghệ sĩ Cao Duy Tùng chia sẻ, năm 2001, anh tình cờ được người quen giới thiệu và rủ đi tuyển múa. Sở hữu dáng người cân đối, cao ráo, gương mặt sáng, cộng thêm năng khiếu bẩm sinh, Cao Duy Tùng đã trúng tuyển vào Học viện Múa Việt Nam. Theo học múa, đã có lúc anh từng nghĩ đến việc phải bỏ nghề vì quá vất vả, gian nan. Nhưng rồi càng học, anh càng cảm thấy say mê. Có lẽ thầy cô đã tiếp thêm sức mạnh, nghị lực cho Cao Duy Tùng có được sự say mê tìm tòi, sáng tạo trong bộ môn nghệ thuật múa.

Sau khi tốt nghiệp ra trường, Cao Duy Tùng được nhận về công tác tại Nhà hát Ca, múa, nhạc Thăng Long Hà Nội. Tại đây, anh đã phát huy được khả năng chuyên môn của mình và trở thành một diễn viên múa chính của Nhà hát.

Nghề múa đòi hỏi diễn viên phải năng động, sáng tạo để đáp ứng được nhu cầu thưởng thức ngày càng đa dạng, phong phú của khán giả trong xã hội hiện đại. Đó là thách thức mà các nghệ sĩ múa như anh phải đối mặt và chinh phục để có thể bám trụ được với nghề. Cho đến hôm nay, trải qua 16 năm chinh phục nghệ thuật múa, Cao Duy Tùng mới cảm nhận được mình là người may mắn, có duyên với nghề múa, trong khi bạn bè cùng lớp, rất ít người còn theo nghề.

Nghệ sĩ múa Cao Duy Tùng
Nghệ sĩ múa Cao Duy Tùng

Trong lĩnh vực biên đạo, anh đã tham gia biên đạo dàn dựng nhiều vở diễn cho Nhà hát và đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp các tỉnh tại nhiều hội thi, hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp.

Nhưng dấu ấn đáng nhớ nhất đối với Cao Duy Tùng là Lễ hội Ánh sáng thác Bản Giốc, tỉnh Cao Bằng năm 2019 do anh làm tổng đạo diễn. Đây là chương trình nghệ thuật lớn nhằm giới thiệu, quảng bá Danh thắng Quốc gia thác Bản Giốc cùng những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc tỉnh Cao Bằng đến bạn bè trong và ngoài nước. Bằng sự kết hợp của âm thanh, ánh sáng và laser hiện đại, Lễ hội đã tạo ra một không gian nghệ thuật nhiều màu sắc để thác Bản Giốc hiện lên như một câu chuyện huyền thoại sâu lắng với những truyền thuyết, sự tích dân gian, những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng.

 Lễ hội Ánh sáng thác Bản Giốc do nghệ sĩ Cao Duy Tùng làm tổng đạo diễn
Lễ hội Ánh sáng thác Bản Giốc do nghệ sĩ Cao Duy Tùng làm tổng đạo diễn

Ngoài chương trình này, Cao Duy Tùng cùng các nghệ sĩ biên đạo còn xây dựng các màn thực cảnh của “Ký ức Hội An”; Chương trình nghệ thuật “Chung tay cùng đồng bào Tây Bắc”; Tuần Văn hóa du lịch tỉnh Hòa Bình… Nhiều chương trình nghệ thuật lớn do anh biên đạo được bạn bè đồng nghiệp và công chúng đánh giá cao, bắt kịp thời đại công nghệ, mang hơi thở hiện đại mới. Những tác phẩm xuất sắc do Cao Duy Tùng biên đạo có thể kể đến như: “Kỳ đạo” - Huy chương Bạc Cuộc thi tài năng biên đạo trẻ toàn quốc năm 2016; tác phẩm múa “Đường tim”; “Giao cảm”; “Thuở ấy”...

Kinh doanh trang phục dân tộc

Nên duyên với một cô gái xinh đẹp dân tộc Thái ở vùng núi Tây Bắc và cả hai cùng yêu thích trang phục dân tộc, nghệ sĩ Cao Duy Tùng đã quyết định mở Công ty TNHH truyền thông và giải trí mang tên Cao Tùng tại Hà Nội. Công ty của anh chủ yếu kinh doanh và cho thuê trang phục biểu diễn dân tộc. Hai vợ chồng đã đầu tư mua sắm các sản phẩm từ thổ cẩm, phụ kiện, những bộ trang phục dân tộc nguyên bản của đồng bào dân tộc thiểu số từ các bản làng vùng cao, đồng thời kết hợp thiết kế những mẫu mới để phục vụ nh cầu của người thuê trang phục.

Nghệ sĩ Cao Duy Tùng với các diễn viên múa
Nghệ sĩ Cao Duy Tùng với các diễn viên múa

Hiện nay, Công ty TNHH truyền thông và giải trí Cao Tùng đang sở hữu hàng trăm bộ trang phục biểu diễn, mẫu mã đa dạng về màu sắc, phục vụ tất cả các khách hàng từ diễn viên quần chúng cho đến diễn viên chuyên nghiệp. Các trang phục truyền thống của các dân tộc như: Mông, Dao, Thái, Tày, Mường, Tây Nguyên, Chăm…; trang phục ba miền như áo dài, áo yếm, bà ba, múa sen, đặc biệt là trang phục áo dài được thiết kế công phu, tỉ mỉ...

Cao Duy Tùng chia sẻ: Khách hàng thuê trang phục, đạo cụ biểu diễn ở đây uy tín lâu năm nên rất yên tâm. Bên cạnh việc kinh doanh trang phục biểu diễn, Công ty của anh còn có thêm dịch vụ đi kèm như: Nhận xây dựng kịch bản tổng thể chương trình, thuê biên đạo múa có trang phục kèm theo và dịch vụ ăn uống tại chỗ...

Từ một diễn viên múa, biên đạo múa, thạc sĩ Văn hóa đến kinh doanh trang phục biểu diễn dân tộc, ở lĩnh vực nào, nghệ sĩ Cao Duy Tùng cũng thành công. Cuộc sống gia đình hạnh phúc viên mãn với người vợ cùng đam mê, chí hướng và các con chăm ngoan, học giỏi, đó là niềm tự hào, là phần thưởng xướng đáng cho anh.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.